Từ kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về BVR nêu trên của tỉnh Nghệ An và tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số bài học nhƣ sau:
Một là: Cần làm tốt công tác tuyên truyên, giáo dục pháp luật về BVR bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về BVR, trong đó chú trọng áp dụng các hình thức phù hợp với trình độ của ngƣời dân sống gần khu vực có rừng.
Hai là: Cần quan tâm xây dựng lực lƣợng kiểm lâm đủ mạnh để tổ chức thực hiện công tác BVR, trong đó bao gồm cả việc bổ sung nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn và giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ, công chức kiểm lâm.
Ba là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa lực lƣợng kiểm lâm và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện công tác BVR; lực lƣợng kiểm lâm phải tích cực tham mƣu cho chính quyền trong hoạt động QLNN về BRV.
Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó hạn chế việc
chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép.
Năm là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời tăng cƣờng tuần tra, trinh sát nắm địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BVR.
Tiểu kết Chƣơng 1
Những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 giúp rút ra một số kết luận sau đây:
Một là: Rừng có vai trò rất to lớn đối với môi trƣờng sống cũng nhƣ sự phát triển KT-XH và bảo vệ ANQP, do đó việc thực hiện các giải pháp để BVR có ý nghĩa rất quan trọng.
Hai là: QLNN là hoạt động quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực BVR. Sự cần thiết của hoạt động này xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng và tính xã hội của công tác BVR cũng nhƣ từ mức độ suy thoái rừng ở nƣớc ta.
Ba là: Hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR có nội dung đa dạng và phức tạp, đƣợc thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc chung về QLNN và nguyên tắc đặc thù của QLNN trong BVR.
Những kết luận trên là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua. Xa hơn nữa, từ những vấn đề lý luận đã đƣợc làm sáng tỏ đó còn có thể cho phép hình thành những quan điểm, định hƣớng và đề xuất các các giải pháp phù hợp nhằm tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực BVR của địa phƣơng này thời gian tới.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016