rừng ở một số địa phƣơng
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một sốđịa phƣơng địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn (hơn 870 ngàn ha), rừng tự nhiên giàu tài nguyên còn khá lớn, trong đó chủ yếu tập trung ở Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và dọc tuyến biên giới Việt Lào. Tất cả đều thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích gần 1,1 triệu ha đƣợc tổ chức UNESCO công nhận đầu năm 2007.
Tuy nhiên, do buôn bán gỗ và lâm sản luôn đem lại lợi nhuận cao, nhu cầu gỗ làm vật liệu xây dựng còn rất lớn, đời sống của đồng bào dân tộc phần lớn còn khó khăn, lâm tặc hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn nên công tác BVR cũng nhƣ QLNN về BVR trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó
khăn. Để giải quyết những khó khăn này và nâng cao hiệu quả QLNN về BVR, tỉnh Nghệ An đã tổ chức thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:
Một là: Thƣờng xuyên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhờ đó đã làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền (nhất là các xã, thôn bản ở miền núi) thấy đƣợc vai trò trách nhiệm, chủ động phối hợp cùng với kiểm lâm, giúp các chủ rừng giải quyết tồn tại, xử lý những vi phạm lâm luật, từng bƣớc lập lại trật tự trong quản lý BVR, quản lý lâm sản. Vì vậy, những điạ bàn, vùng rừng xảy ra chặt phá, khai thác trái phép đƣợc xử lý kịp thời.
Nhận thức đƣợc vai trò của rừng, tác dụng và những lợi nhuận thu đƣợc từ rừng nhiều hộ gia đình, cá nhân đã hăng hái nhận đất, nhận rừng để bảo vệ và trồng rừng. Phong trào toàn dân tham gia các tổ đội BVR, PCCCR; việc tố giác, giáo dục cảm hoá các đối tƣợng vi phạm về rừng phát triển sâu rộng tạo tiền đề vững chắc cho việc xã hội hoá nghề rừng.
Hai là: Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn, BVR cấp xã đẩy mạnh hoạt động nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các đầu nậu, lâm tặc, các điểm nóng về khai thác, chặt phá rừng, các tụ điểm tàng trữ, cất giấu lâm sản để đề xuất phƣơng án triệt phá từ gốc tham mƣu cho chính quyền. Nhờ vậy đã hạn chế đƣợc việc chặn bắt, rƣợt đuổi trên các tuyến giao thông vừa kém tác dụng, vừa gây phản cảm; đồng thời hạn chế sự chống đối của các đối tƣợng, đảm bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng của kiểm lâm viên.
Đội ngũ kiểm lâm viên địa bàn và BVR cấp xã của Nghệ An thời gian qua đã tham mƣu tốt cho chính quyền địa phƣơng, hàng năm giúp UBND xã xây dựng phƣơng án, giải pháp BVR của địa phƣơng rất có hiệu quả, số vụ vi phạm đƣợc phát hiện, xử lý tại gốc chiếm hơn 50%.
trinh sát nắm địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng Công an, Bộ đội biên phòng; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tạo nguồn tin báo tin cậy, vững chắc; kịp thời cơ động bắt giữ, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm lâm luật.
Mặc dù đã dỡ bỏ các chốt kiểm soát lâm sản trên các tuyến giao thông, nhƣng Kiểm lâm Nghệ An vẫn kiểm tra, đánh trúng, bắt đúng những tụ điểm tàng trữ, những vụ vận chuyển gỗ, động vật rừng trên các tuyến giao thông qua địa bàn Nghệ An. Trong đó, có nhiều vụ vận chuyển gỗ và động vật rừng quý hiếm và có khối lƣợng lớn đƣợc nguỵ trang cất giấu tinh vi từ Lào và các tỉnh phía Nam chuyển qua, lập hồ sơ đề nghị khởi tố hàng chục vụ.
Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, xây dựng triển khai thực hiện các dự án về phát triển kinh tế lâm nghiệp, các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp... nhằm nâng cao thu nhập nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi, hạn chế sống dựa vào rừng, phá rừng làm rẫy để hạn chế áp lực tấn công vào rừng.
Các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn đã tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án về trồng rừng nhƣ Dự án trồng rừng nguyên liệu 147, trồng rừng thay thế sản xuất nƣơng rẫy, trồng RPH và một số dự án lâm nghiệp xã hội khác. Ngoài ra, mỗi năm còn triển khai thực hiện từ 4 - 6 mô hình quản lý BVR, nông lâm kết hợp trên các vùng sinh thái khác nhau, tạo bài học kinh nghiệm cho việc chuyển đổi phong tục tập quán về canh tác bền vững ở miền núi.
Năm là: Xây dựng đội ngũ công chức Kiểm lâm toàn năng, trong sạch vững mạnh.
Cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã thành lập Ban chống tiêu cực nội ngành, thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân trong lực lƣợng vi
phạm đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay cho lâm tặc.
Nhờ triển khai đồng bộ và thực hiện tốt các giải pháp trên đây, Kiểm lâm Nghệ An đã chủ động ngăn chặn có hiệu quả những tác động xấu đến rừng. Số vụ vi phạm lâm luật càng ngày càng giảm, năm sau giảm hơn năm trƣớc từ 15-20%. Đi cùng với đó là các vụ chống ngƣời thi hành công vụ cũng giảm rất mạnh. Tài nguyên rừng đƣợc giữ vững và phát triển, độ che phủ rừng của Nghệ An tăng lên từng năm và Nghệ An đƣợc đánh giá là một trong những tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng khá nhất cả nƣớc. [14]
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích rừng là 414.565 ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên, gồm 9 huyện thị xã, thành phố, có 180 xã, phƣờng. Diện tích đất có rừng, rừng giầu tài nguyên tập trung chủ yếu ở 7 huyện là Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đặc biệt huyện Văn Yên có khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Huyện Mù Cang Chải khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải. [13], [22]
Trong những năm qua thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác BVR, lực lƣợng Kiểm lâm Yên Bái đã từng bƣớc đổi mới phƣơng thức hoạt động tăng cƣờng về cơ sở. Đến hết năm 2015, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã đƣa hơn 165 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn phụ trách 165 xã có rừng, nhằm giúp chính quyền địa phƣơng thực hiện chức năng QLNN về công tác quản lý BVR.
Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều hạn chế ở các địa phƣơng đó là: Chất lƣợng QLNN ở nhiều xã về công tác quản lý BVR còn chƣa đƣợc chú trọng, tình trạng diễn ra mua bán diện tích rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp trái phép, các chủ rừng thực hiện cải tạo rừng, khai thác tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản
chƣa đúng đối tƣợng; chủ rừng và đối tƣợng lợi dụng khai thác gỗ và lâm sản khu vực giáp ranh và giầu tài nguyên vẫn còn xảy ra ở một số địa phƣơng; hầu hết các xã và huyện chƣa lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR. Nguyên nhân chủ yếu là ở một số địa phƣơng chƣa thực hiện đúng trách nhiệm về triển khai thực hiện BV&PTR, PCCCR theo quy định của pháp luật; một bộ phận cán bộ Kiểm lâm địa bàn chƣa làm tốt công tác tham mƣu và thừa hành pháp luật ở cơ sở theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn; nhiều chủ rừng tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ ở địa phƣơng làm không đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý BVR. Để thực hiện tốt công tác QLNN về BVR ở địa phƣơng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là: Cơ quan Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn, cơ quan chức năng của UBND huyện, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật về BV&PTR, đặc biệt là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác BVR. Tham mƣu giúp chính quyền địa phƣơng làm rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể trong việc QLNN quản lý BVR và làm rõ chức năng tham mƣu của cơ quan Kiểm lâm về các lĩnh vực BV&PTR, PCCCR; giúp UBND cấp trên thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra đối với UBND cấp dƣới và chủ rừng về thực hiện quy hoạch, kế hoạch BV&PTR ở địa phƣơng.
Hai là: Lực lƣợng Kiểm lâm tích cực tham mƣu giúp UBND cấp huyện, xã điều tra, khảo sát diện tích rừng và đất lâm nghiệp xây dựng kế hoạch BV&PTR và triển khai thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp; lập quy hoạch BV&PTR đến năm 2020 ở địa phƣơng. Hàng năm căn cứ theo quy hoạch và kế hoạch BV&PTR đƣợc phê duyệt và tình hình hoạt động lâm nghiệp ở địa phƣơng, các địa phƣơng lập kế hoạch
BV&PTR, PCCCR và tổ chức chỉ đạo, điều hành quyết liệt triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch về BV&PTR, PCCCR đã đƣợc ban hành.
Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, chuyển hƣớng xây dựng mô hình tuyên truyền ở cộng đồng dân cƣ và tổ chức chính trị - xã hội nhƣ chi bộ Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các nhà trƣờng. Nội dung tài liệu tuyên truyền đƣợc biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện theo các chủ đề về hỏi, đáp; các mô hình trực quan, các tiểu phẩm hay, nhằm lôi cuốn, lan toả đến mọi tầng lớn nhân dân, tạo đƣợc dƣ luận tốt ủng hộ tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, lên án và đẩy lùi các hành vi xâm hại tài nguyên ở địa phƣơng, đơn vị.
Bốn là: Đẩy mạnh, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ của UBND cấp trên đối với cấp dƣới, theo định kỳ hàng quý và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý BVR; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật, không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm và không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép, cháy rừng ở địa phƣơng, đơn vị.
Năm là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong khối nội chính, các cơ quan có liên quan để làm tốt công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn vị; đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của lực lƣợng Kiểm lâm trong tình hình mới về tham mƣu và thừa hành pháp luật, xác định rõ vị trí vai trò nòng cốt, tiên phong trên mặt trận BVR, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản. Mỗi cán bộ, công chức Kiểm lâm đƣợc yêu cầu tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, phẩm chất đạo đức trong sạch; nâng cao năng lực công tác, giỏi
chuyên môn nghiệp vụ về quản lý BVR; làm tốt công tác dân vận, vận động nhân dân tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, phát triển kinh tế rừng, giữ vững ổn định an ninh rừng bền vững ở các địa phƣơng trong tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp nói trên, hiệu quả công tác BV&PTR, PCCCR ở các huyện trong toàn tỉnh Yên Bái đã và đang từng bƣớc chuyển biến nhất định; nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền đƣợc nâng lên; an ninh rừng tiếp tục ổn định, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng đã đƣợc kiểm soát và đẩy lùi đến mức thấp nhất. [22]