QLNN về công tác BVR là một bộ phận không tách rời của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung, do đó phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣ: nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa… [48], [45]. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm và vai trò của rừng cũng nhƣ đặc điểm của công tác BVR, hoạt động QLNN về công tác BVR cần chú trọng các nguyên tắc đặc thù cơ bản sau đây:
1.2.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước
nền KT-XH, do đó việc Nhà nƣớc thống nhất quản lý trong lĩnh vực BVR là cần thiết, vì điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội. Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo luật pháp và đƣợc thể hiện trên nhiều mặt nhƣ: quyền giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn bản,quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành vi vi phạm luật BV&PTR.
Pháp luật hiện hành quy định Nhà nƣớc thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng đƣợc phát triển bằng vốn của Nhà nƣớc, rừng do Nhà nƣớc nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trƣờng rừng. Tuy nhiên, Nhà nƣớc có thể trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng [21].
1.2.3.2. Bảo đảm sự phát triển bền vững
Rừng là một bộ phận của môi trƣờng tự nhiên, đồng thời cũng là một thành phần tƣ liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Do đó, việc khai thác, bảo vệ cũng nhƣ phát triển rừng phải đáp ứng yêu cầu về khả năng tái tạo của rừng nhằm đảm bảo môi trƣờng sống cũng nhƣ điều kiện sản xuất của con ngƣời. Điều đó có nghĩa là hoạt động QLNN trong công tác BVR là phải đảm bảo sự phát triển bền vững.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR phải bảo đảm phát triển bền vững về KT-XH, môi trƣờng, ANQP; phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp;
đúng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của cả nƣớc và địa phƣơng, tuân thủ theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định. [21]
1.2.3.3. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Rừng là một quần thể sinh thái có rất nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trƣờng…[21] Ngoài ra, do các nguồn lợi mà rừng mang lại là rất lớn, đặc biệt là nguồn lợi kinh tế, nên rừng có vai trò quan trọng đối với nhiều đối tƣợng trong xã hội, bao gồm cả các tầng lớp dân cƣ (đặc biệt là dân cƣ sinh sống gần rừng) và Nhà nƣớc. Chính vì vậy, QLNN trong lĩnh vực BRV phải đáp ứng đƣợc yêu cầu kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Theo quy định của pháp luật về BV&PTR, QLNN trong lĩnh vực BVR phải đảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho ngƣời làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng [21].
Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích đƣợc thực hiện thông qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính trong lĩnh vực BVR và các quy định về quyền, nghĩa vụ của Nhà nƣớc và của chủ rừng.
1.2.3.4. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ
Tuy diện tích rừng phân bổ giữa các địa phƣơng là không giống nhau, nhƣng tất các tỉnh, thành phố của nƣớc ta đều có rừng. Chính vì vậy mỗi địa phƣơng đều phải thực hiện công tác BVR và QLNN trong công tác BVR, và địa phƣơng chính là nơi cung cấp lực lƣợng quan trọng trong công tác BVR. Trong khi đó, BVR là một lĩnh vực có nhiều đặc thù về kinh tế - kĩ thuật nên hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này phải tuân thủ theo những quy trình, quy phạm đƣợc cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành. Do đó, QLNN về
công tác BVR phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện rất rõ trong quy định của pháp luật Việt Nam, mà theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN về BV&PTR và giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về BV&PTR trong phạm vi cả nƣớc, còn UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về BV&PTR tại địa phƣơng theo thẩm quyền. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng đƣợc thể hiện ở việc giao Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ƣơng đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phƣờng, thị trấn có rừng hoặc ở việc giao Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm (là lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc có chức năng BVR, giúp Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện QLNN về BVR, bảo đảm chấp hành pháp luật về BV&PTR). [21], [28]