Bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh quảng bình (Trang 59 - 65)

Bộ máy QLNN trong lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình đƣợc tổ chức theo các cấp hành chính, từ cấp tỉnh xuống tận cấp xã, trong đó bao gồm cả cơ quan QLNN có thẩm quyền chung trong lĩnh vực BVR và cơ quan QLNN chuyên ngành về BVR.

2.2.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung trong lĩnh vực bảo vệ rừng

các cấp. Trách nhiệm của các cơ quan này về BVR đƣợc quy định nhƣ sau:

* Trách nhiệm của UBND tỉnh Quảng Bình

- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về BVR trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Bình

- Lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch BVR của tỉnh. Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch BVR, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi toàn tỉnh; xác lập các khu RPH, khu RĐD, khu RSX của tỉnh theo hƣớng dẫn của Bộ NN&PTNT.

- Tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh theo hƣớng dẫn của Bộ NN&PTNT. Chỉ đạo UBND cấp huyện thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân

nƣớc ngoài để thực hiện dự án đầu tƣ về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng. Chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép về BVR theo quy định của pháp luật. - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVR.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các loại văn bản pháp luật về BVR.

- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản QPPL, tiêu chuẩn, định mức, quy chế, quy trình, quy phạm kĩ thuật về BVR; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVR theo thẩm quyền.

- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý toàn bộ tài nguyên rừng và tài nguyên đất lâm nghiệp của quốc gia thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình. [24]

* Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình

- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về BVR trong phạm vi địa phƣơng.

- Lập quy hoạch, kế hoạch BVR của cấp huyện trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch BVR đã đƣợc phê duyệt. Chỉ đạo UBND cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch BVR và trình UBND cấp huyện phê duyệt.

- Thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phƣơng theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi địa phƣơng, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn. Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng phƣơng án giao rừng, cho thuê rừng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cƣ thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Tổ chức, chỉ đạo việc lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn.

- Cấp và thu hồi các loại giấy phép về BVR theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVR.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về BVR.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản QPPL về BVR trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVR theo thẩm quyền.

- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích của địa phƣơng. [24]

* Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn:

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về BVR trong phạm vi xã, phƣờng, thị trấn.

- Lập quy hoạch, kế hoạch BVR của địa phƣơng trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. - Thực hiện phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa theo chỉ đạo của UBND cấp huyện.

- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi địa phƣơng và báo cáo UBND cấp huyện.

nhận ranh giới của các chủ rừng trên thực địa. Xây dựng phƣơng án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch trình UBND cấp huyện đƣa vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nƣớc chƣa giao, chƣa cho thuê.

- Lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; các hợp đồng cho thuê rừng, khoán rừng giữa tổ chức, cộng đồng dân cƣ thôn, hộ gia đình, cá nhân trong xã.

- Hƣớng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch BVR, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngƣ nghiệp kết hợp; làm nƣơng rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn nuôi gia súc theo quy hoạch, kế hoạch BVR đã đƣợc phê duyệt.

- Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tƣơng đƣơng xây dựng và thực hiện quy ƣớc quản lý, BVR; tổ chức và huy động lực lƣợng quần chúng trên địa bàn phối hợp với Kiểm lâm, lực lƣợng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn hành vi xâm hại rừng.

- Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về BVR theo thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR. - Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích của địa phƣơng. [24]

2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ rừng

Chức năng của các cơ quan QLNN chuyên ngành về BVR ở tỉnh Quảng Bình đƣợc quy định nhƣ sau:

Sở NN&PTNT.

- Cơ quan giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN chuyên ngành về BVR là Phòng NN&PTNT. [24], [33]

Bên cạnh các cơ quan kể trên, hệ thống cơ quan QLNN về BVR của tỉnh Quảng Bình còn có các cơ quan chuyên trách về công tác BVR, đƣợc tổ chức nhƣ sau:

- Ở cấp tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN&PTNT, là cơ quan chuyên trách có chức năng BVR, giúp cho Giám đốc Sở NN&PTNT tham

mƣu cho Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện QLNN về BVR, đảm bảo chấp hành pháp luật về BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình, từ ngày18/3/2016, Chi cục Kiểm lâm đƣợc sắp xếp lại trên cơ sở hợp nhất Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT. Sau khi hợp nhất, bộ máy Chi cục Kiểm lâm bao gồm 05 phòng (Phòng Hành chính, tổng hợp; Phòng Thanh tra, pháp chế; Phòng Quản lý, BVR và bảo tồn thiên nhiên; Phòng Sử dụng và phát triển rừng; Phòng Tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lƣợng), 08 hạt kiểm lâm (ở thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy) và các đội kiểm lâm cơ động và PCCCR [33], [42]. Nhiệm vụ của Chi cục Kiểm lâm trong lĩnh vực BVR đƣợc quy định gồm:

+ Tham mƣu cho Giám đốc Sở NN&PTNT trình cấp có thẩm quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lƣợng, phƣơng tiện khác của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;

+ Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lƣợng PCCCR chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

+ Tổ chức bảo vệ các khu RĐD, RPH thuộc địa phƣơng quản lý; + Phối hợp hoạt động BVR đối với lực lƣợng BVR của các chủ rừng và lực lƣợng BVR của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn;

+ Bảo đảm chấp hành pháp luật về BV&PTR ở địa phƣơng (bao gồm: hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm QLNN về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, BVR, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại). [42]

- Ở cấp huyện có Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, làm nhiệm vụ tham mƣu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng các văn bản QPPL chuyên ngành về BVR, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị, lực lƣợng, phƣơng tiện trên địa bàn để ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và phá rừng; phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan thực hiện BVR trên địa bàn; tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ BVR. [35], [42] - Ở cấp xã nơi có rừng có kiểm lâm viên địa bàn xã là công chức nhà nƣớc thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện phân công về công tác tại địa bàn xã, phƣờng, thị trấn có rừng, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trƣởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND cấp xã. [35], [42]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh quảng bình (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)