Tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài của bộ giáo dục và đào tạo (Trang 46 - 52)

1 .Tí nh cấp thiết của đề tài

7 Kết cấu của luận văn

2.1 Khái quát lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục

2.1.3 Tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục vàĐào tạo

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ có 26 đơn vị trực thuộc trong đó có 21 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 5 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục Tiểu học; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Giáo dục dân tộc; Giáo dục thường xuyên; Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường; Vụ Pháp chế; Vụ Thi đua - Khen thưởng; 15. Văn phòng.Thanh tra; Cục Quản lý chất lượng; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; Cục Công nghệ thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Cục Cơ sở vật chất. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Học viện Quản lý giáo dục; Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục.

2.1.3.2 Thiết lập bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo tại nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trên cơ sở các đơn vị có sẵn cùng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, Giai đoạn 2010 - 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi ban hành Quyết định số 2439/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó các đơn vị có chức năng chủ trì và phối hợp công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài bao gồm các đơn vị sau: Cục Đào tạo với nước ngoài, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Giáo dục đại học, Thanh tra. Trong đó Cục Đào tạo với nước ngoài có chức năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo với nước ngoài và thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực đào tạo với nước ngoài. Ngoài ra còn có các đơn vị không thực hiện chức năng quản lý nhưng có chức năng hỗ trợ trong công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài là:Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

Từ ngày 25/5/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐTngày 19/6/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, Cục Đào tạo với nước ngoài và Vụ Hợp tác quốc tế được hợp nhất thành Cục Hợp tác quốc tế và là đơn vị đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài.

Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hợp tác quốc tế:

Cục Hợp tác quốc tế có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Về Quan hệ quốc tế:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế của ngành; tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế và các văn bản hợp tác khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị tiếp tục hoặc đình chỉ các hoạt động, chương trình hợp tác quốc tế;

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn ra hằng năm của cơ quan Bộ; quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Bộ và các dự án, đơn vị trực thuộc đi công tác nước ngoài ngắn hạn; giải quyết các thủ tục, tổ chức đánh giá kết quả làm việc của các đoàn ra do lãnh đạo Bộ chủ trì và đoàn có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia; hướng dẫn công tác lãnh sự và quản lý hộ chiếu ngoại giao cho cán bộ, công chức trong ngành giáo dục theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng kế hoạch đoàn vào và tổ chức đón tiếp khách quốc tế đến làm việc với Bộ; hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục trong việc quản lý và giải quyết các thủ tục nhập cảnh đối với người nước ngoài vào học tập, nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục.

Về Giáo dục quốc tế:

a) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập, giảng dạy và làm chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục ở nước ngoài và người nước ngoài học tập tại Việt Nam;

b) Tuyển chọn, cử đi học, quản lý, cấp phát kinh phí cho công dân Việt Nam học tập tại nước ngoài và tiếp nhận về nước theo các chương trình, đề án học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước. Quản lý và theo dõi tình hình học tập của công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài; tuyển chọn, cử đi, quản lý và thực hiện các chế độ đối với giáo viên đi giảng dạy hoặc làm chuyên gia

giáo dục ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiếp nhận, quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;

c) Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam và nước ngoài về liên kết chương trình giáo dục, đào tạo; trao đổi giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

d) Thực hiện các dịch vụ công về giáo dục và đào tạo quốc tế. Về Đầu tư với nước ngoài:

a) Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài, vận động tài trợ; chuyển giao công nghệ, mô hình giáo dục. Quản lý việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

c) Cho phép mở, quản lý, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn du học; quản lý các cơ sở giáo dục của nước ngoài tại Việt Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cục Hợp tác quốc tế gồm 4 phòng và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Quan hệ quốc tế, Phòng Giáo dục quốc tế, Phòng Hợp tác đầu tư, Trung tâm Tư vấn giáo dục quốc tế, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế, Phân viện Puskin.

nh 1: Sơ đồ Cục Hợp tác quốc tế

Công tác nhân sự của Cục Hợp tác quốc tế:

Nhân sự tham gia công tác quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài của Cục Hợp tác quốc tế đều là những chuyên viên có trình độ được đào tạo về các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều người đã được đào tạo tại các nước như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Australia, Liên bang Nga…Họ đều là những người năng động, nhiệt tình có kỹ năng làm việc với các trường của các nước trên thế giới và kỹ năng làm việc với các lưu học sinh.

Ngoài tiếng Anh là tiếng phổ thông giao tiếp, các chuyên viên tham gia chính vào việc quản lý nguồn nhân lực tại nước ngoài đều có chuyên môn riêng về ngôn ngữ đó như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Ba Lan.

Bên cạnh đó, Cục Hợp tác quốc tế cũng đề cao sự tự học tập, nâng cao kiến thức cho các công chức, viên chức. Ngoài việc cử nhân sự tham gia các khóa tập huấn về công tác quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Cục tổ chức, tham gia các hội thảo tại các nước, Cục Hợp tác quốc tế cũng khuyến khích các công chức, viên chức đi học tập tại nước ngoài theo các chương trình học bổng của Chính phủ các nước.

CỤC HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÂN VIỆN PUSKIN TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ PHÒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ PHÒNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ PHÒNG QUAN HỆ QUỐC TẾ PHÒNG HÀNH CHÍNH – TỔNG HỢP

Trong giai đoạn này, Cục Hợp tác quốc tế đã cử 01 chuyên viên đi học tiến sĩ tại Cộng hòa liên bang Đức, 01 chuyên viên đi học tiến sĩ tại Vương quốc Anh, 01 chuyên viên đi học tiến sĩ tại Trung Quốc, 01 chuyên viên đi học thạc sĩ tại Nhật Bản. Hiện nay, các công chức được cử đi học tại nước ngoài dều đã hoàn thành khóa học và về Cục Hợp tác quốc tế công tác.

Hình 2: Số liệu công chức của Cục Hợp tác quốc tế đã được cử đi đào tạo tại nước ngoài 2010 -2018

Nước đào tạo Trình độ đại học

Trình độ thạc sĩ

Trình độ tiến sĩ

Vương quốc Anh 02 01

Australia 01 01

Đức 01

Hoa Kỳ 01

Liên bang Nga 01 03 01

Ba Lan 01

Trung Quốc 02 01

Nhật 01

Tổng cộng 02 10 05

(Nguồn: Số liệu do Cục Hợp tác quốc tế cung cấp, tác giả tự tổng hợp)

Ngoài số công chức được đào tạo tại nước ngoài nêu trên còn có nhiều người được đào tạo các ngoại ngữ khác tại Việt Nam.

Nhìn chung, nhân sự công tác tại Cục Hợp tác quốc tế đều được trang bị kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, tạo nên đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu giao dịch, đàm phán với các đối tác trên thế giới.

2.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài của bộ giáo dục và đào tạo (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)