Phân định chức năng nhiệm vụ của Bộ Giáo dục vàĐào tạo với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài của bộ giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 98)

1 .Tí nh cấp thiết của đề tài

7 Kết cấu của luận văn

3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lýnhà nước về đào

3.2.2 Phân định chức năng nhiệm vụ của Bộ Giáo dục vàĐào tạo với các

các Bộ ngành khác.

Phân định về công tác quản lý nhà nước về giáo dục

Trong thời gian qua, xung quanh việc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ về quản lý đào tạo dạy nghề giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đã được giải quyết. Theo đó, chuyển toàn bộ các cơ sở giáo dục đào tạo dạy nghề (trừ đào tạo ngành sư phạm) về Tổng Cục Lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đã giúp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh giản được bộ máy và tránh chồng chéo với các Bộ khác. Như vậy, về chức năng, nhiệm vụ của Bộ đã có sự giảm số lượng các đơn vị hành chính nhà nước. Đây cũng có thể được coi là bước tiến nhằm giảm bộ máy cồng kềnh, tập trung vào công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông và đào tạo quốc tế.

Hiện tại, ngoài Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quản lý về đào tạo dạy nghề thì còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý một phần các chương trình học bổng của các nước khác thông qua nguồn vốn ODA do các chính phủ của các nước cung cấp.

Như vậy, về cơ bản Bộ Giáo dục và Đào tạo không bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ với các Bộ, ngành khác.

Phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành khác về quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về giáo dục được Chính phủ giao trách nhiệm thực hiện và báo cáo lại cho Chính phủ. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải phối hợp với các Bộ ngành khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính là chưa tốt trong việc cấp kinh phí cho công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài. Có thể dễ dàng nhận thấy việc quản lý nhà nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài cần sự phối hợp rất lớn của Bộ Tài chính. Các dự toán ngân sách hàng năm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng gửi Bộ Tài chính để xin phê duyệt kinh phí đào tạo nhân lực tại nước ngoài. Tuy nhiên, số duyệt chi của Bộ Tài chính dành cho công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự toán. Với nguồn ngân sách hạn hẹp mà Bộ Tài chính cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải nỗ lực hết sức liên hệ với các cơ sở giáo dục tại nước ngoài để họ giảm các loại phí cho sinh viên Việt Nam.

Hiện nay, trong quá trình quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài của Bộ vẫn còn có nhiều bất cập liên quan đến nhiệm vụ ban hành văn bản. Cụ thể là các hướng dẫn liên quan đến khen thưởng và bồi hoàn kinh phí đào tạo do không hoàn thành khóa học của các lưu học sinh vẫn còn chung chung. Theo Quy định của Chính phủ tại Quyết định 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn các thủ tục về khen thưởng và bồi hoàn kinh phí đào tạo. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tự quyết định các vấn đề liên quan đến khen thưởng và bồi hoàn mà phải có sự phối hợp với Bộ Tài chính để có hướng xử lý đúng đắn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền ký ban hành của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tránh sự chồng chéo và không đúng thẩm quyền ban hành văn bản.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa phối hợp tốt với Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, các văn bản ban hành có nhiều sai sót, gây hiểu nhầm hoặc thiếu khả thi trong thực tiễn. Điều này gây nên sự phản ứng của xã hội, đem lại cái nhìn thiếu thiện cảm của người dân đối với các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản này cũng gây tổn thất cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, khi ban hành văn bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác thẩm định việc ban hành văn bản để tránh gây nên các sự đáng tiếc không đáng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đào tạo nguồn nhân lực tại nước ngoài của bộ giáo dục và đào tạo (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)