Hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về di sản văn hóa việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa tạo hành lang pháp lý cho 2 hoạt động chủ yếu gồm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Tuy nhiên hiện nay, các văn bản pháp luật về di sản văn hóa chủ yếu điều chỉnh hoạt động bảo vệ di sản là chủ yếu, nội dung phát huy giá trị di sản còn chưa tương xứng với yêu cầu của thực tế. Nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa

đã và đang triển khai trong thực tiễn nhưng chưa có căn cứ pháp lý cụ thể để thực thi có hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể như: giáo dục đào tạo, y tế, kinh tế...

* Một số vẫn đề thực tiễn phát sinh do thiếu văn bản điều chỉnh hoặc có nhưng chưa đầy đủ, chặt chẽ

- Chưa có quy định cụ thể về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản thế giới được UNESCO công nhận nhằm bảo đảm sự tương thích với các nguyên tắc của UNESCO và hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về các lĩnh vực như: du lịch, bảo vệ và phát triển rừng, đa dạng sinh học, thủy sản...

- Hệ thống các quy định của pháp luật về lập quy hoạch, dự án tu bổ di tích đã nảy sinh nhiều bất cập trong thực tiễn, không còn phù hợp với hệ thống pháp luật về xây dựng nói chung và Luật xây dựng năm 2015 nói riêng.

- Chưa có quy định cụ thể về quản lý nhà nước cho Bộ, ngành nào về di sản tư liệu, công viên địa chất, khu dự trữ sinh quyển; chưa có quy định về chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các đơn vị, doanh nghiệp có đóng góp trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

- Việc bảo tồn di sản văn hoá chưa được triển khai theo một quy hoạch, kế hoạch dài hạn nên thường bị động. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn di tích với quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các ngành khác trên cùng địa bàn, nên chưa tạo được cơ sở vật chất, môi trường văn hoá và sinh thái đồng bộ, có chất lượng ở di tích.

- Hiện tượng lấn chiếm đất đai di tích, thương mại hoá hoạt động và tổ chức lễ hội ở di tích, đào bới, mua bán trái phép cổ vật… diễn ra ngày càng phổ biến.

- Tình trạng vi phạm, mất cắp, cháy nổ tại di tích diễn ra ở một số nơi; công tác cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích, lập quy hoạch khảo cổ, lập

và công bố danh mục di tích để bảo vệ còn chậm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ di tích.

- Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, triển khai các chương trình dự án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thực hiện còn chậm do những khó khăn về kinh phí và nhiều nơi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án về di sản văn hóa phi vật thể thực hiện một cách độc lập, không có hoặc rất ít sự gắn kết liên ngành và đặc biệt là còn thiếu sự tham gia một cách sâu rộng của cộng đồng, cũng như các nhà khoa học.

- Việc xây dựng mới các công trình lưu niệm, tưởng niệm có xu hướng phát triển mang tính phong trào, đua tranh tự phát, thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất các dự án đầu tư, trong nhiều trường hợp chỉ thiên về quy mô công trình nên hiệu quả kinh tế - xã hội, giáo dục, thẩm mỹ thấp, gây lãng phí, không được sự đồng tình trong dư luận xã hội. Các địa phương thường quan tâm đến xây dựng công trình lưu niệm, tưởng niệm danh nhân cách mạng và kháng chiến, chưa chú ý thỏa đáng đến danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, khoa học...

- Chưa đồng bộ với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản, như quy định của Luật Du lịch, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản Luật nói trên (cụ thể là: trường hợp trong một khu vực di sản thế giới cùng đồng thời tiến hành lập nhiều quy hoạch tổng thể với cùng mục tiêu là bảo vệ các yếu tố gốc tạo nên giá trị của một di sản thế giới, dẫn tới chồng chéo trong quản lý, lãng phí nguồn lực không cần thiết).

- Chưa quy định về thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thẩm định các dự án xây dựng mới hoặc chỉnh lý nội dung trưng bày bảo tàng. Nhiều dự án đầu tư xây dựng bảo tàng chưa tuân thủ quy trình

xây dựng và trưng bày bảo tàng (chưa thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị khoa học phục vụ việc thiết kế và tổ chức trưng bày; chưa có ý kiến thỏa thuận, đóng góp chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về nội dung và thiết kế trưng bày...). Đội ngũ tư vấn thiết kế bảo tàng và trưng bày bảo tàng còn mỏng, yếu, chưa tiếp cận được với trình độ quốc tế.

- Các quy định của pháp luật về thuế chưa có quy định về việc miễn, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp có đóng góp trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Vì vậy, cần nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động văn hóa nói chung, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng.

* Vướng mắc, hạn chế trong triển khai văn bản

Có sự chồng chéo trong công tác quản lý hoạt động tu bổ di tích do sự chưa thống nhất giữa quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

* Vướng mắc, hạn chế do quy định tại văn bản

Một số quy định là thủ tục hành chính nhưng thiếu những thành phần cấu thành để thực hiện. Ví dụ: Thủ tục hành chính cấp trung ương về thành lập bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung

ương (Khoản 25, Điều 1 Luật SĐBSMSĐ của Luật DSVH; Khoản 1 Điều 28

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP; Điểm đ Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP): Trình tự thực hiện: chưa quy định việc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương gửi hồ sơ đến Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch để xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng; Cách thức thực

hiện: Chưa quy định; Số lượng hồ sơ: Chưa quy định. Thủ tục xếp hạng di

98/2010/NĐ-CP; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL): chưa quy định về cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết... Ví dụ đối với thủ

tục hành chính cấp tỉnh trong xếp hạng di tích cấp tỉnh (Khoản 11 Khoản 12

Điều 1 Luật DSVH; Điều 13 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTDL): cũng thiếu hẳn quy định cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết... (xem chi tiết Phụ lục 4).

Tiểu kết Chương 2

Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam thời gian qua đã thể hiện nhiều mặt tích cực đặc biệt là tính tương thích hay khả năng vận dụng xây dựng các điều luật phù hợp với các định hướng và khuyến nghị trong Công ước quốc tế liên quan. Các quy định của Luật đã mở rộng hành lang pháp lý để huy động các nguồn lực xã hội; đặt cơ sở pháp lý xây dựng bộ máy tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa. Song pháp luật về di sản văn hóa cũng đã bộ lộ những điểm hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được tốt nhất đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Những hạn chế đó đã gây ra những khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở nhận thức rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan. đánh giá những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn mà văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực di sản văn hóa chưa điều chỉnh để từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về di sản văn hóa việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)