Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngược lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ những cơ hội mà nó đưa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nhưng, các cơ hội dù là thuận lợi nhất vẫn có khả năng bị bỏ lỡ nếu chúng ta không có nguồn nội lực đủ mạnh, hoặc không đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Cũng có nghĩa là, chúng ta không nên quá ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn lao động dồi dào nhưng giản đơn với giá công lao động thấp, không phù hợp với yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập quốc tế về văn hóa. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa. Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ quan điểm phát triển bền vững, có thể thấy, những yếu tố cần quan tâm là: tốc độ tăng trưởng kinh tế mà theo đó là mức độ cải thiện điều kiện sống, tiếp theo là yếu tố văn hóa mà cốt lõi là bản sắc văn hóa dân tộc và cuối cùng là yếu tố môi trường sinh thái - nhân văn. Phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống chỉ đáp ứng nhu cầu của con người về mặt sinh học, tạo cho họ thể chất tốt, nhưng con người ta để sống, lao động sáng tạo và cống hiến vẫn rất cần được giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần. Đây chính là những nhân tố quyết định nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, cũng như tạo ra bản lĩnh cho cả dân tộc bước vào hội nhập quốc tế mà không sợ bị hòa tan.
Trước những thách thức do toàn cầu hóa đặt ra vẫn tồn tại hai xu hướng
giải quyết, với hai hệ quả tích cực và tiêu cực kèm theo. Thứ nhất, nếu chúng
ta đủ bản lĩnh vững vàng, có chính sách đúng đắn và giải pháp phù hợp để
khắc phục thì thử thách hoàn toàn có thể biến thành cơ hội. Thứ hai, một khi
không vượt qua được thử thách thì không những không tranh thủ được các cơ hội để phát triển, mà còn hứng chịu nhiều tác động tiêu cực, trong đó, di sản văn hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, do các dự án phát triển kinh tế thái quá làm cho bị biến dạng, bị xuống cấp…
Để hội nhập quốc tế mà không bị hòa tan, phát triển nhưng vẫn bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc, cần phải có phương pháp tiếp cận tổng thể và toàn diện để có được nhận thức đúng đắn, toàn diện về vấn đề phát triển - tiền đề cho việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Vì vậy, trước những thuận lợi và khó khăn, trước khả năng và hạn chế, di sản văn hóa rất cần được ứng xử nghiêm túc, thận trọng - bảo vệ, phát huy bằng sức mạnh và trách nhiệm của từng người dân, của cộng đồng, của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, của các cơ quan thực thi pháp luật; bằng các hoạt động quản lý và nghiệp vụ, bằng cơ chế chính sách tương ứng.
Có thể khẳng định, những giá trị bền vững của di sản văn hóa chỉ thực sự hấp dẫn và trở thành những sản phẩm văn hóa độc đáo, có ý nghĩa, trở thành tiềm năng du lịch bền vững, nếu chúng ta biết phát huy những giá trị đích thực, những thế mạnh, mà không bị lôi cuốn vào xu thế thương mại hóa tầm thường. Đồng thời, cũng rất cần có cách tiếp cận mới về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm không chỉ bảo đảm sự tồn tại của chính di sản văn hóa trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, mà còn đưa
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trực tiếp có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
3.2 Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật di sản văn hóa
* Rà soát, hoàn hiện các quy định pháp luật về di sản văn hóa
Hơn 16 năm qua là quãng thời gian mà việc xây dựng hệ thống pháp luật về di sản văn hóa đã tạo được bước chuyển biến rõ rệt; hàng loạt văn bản pháp luật về lĩnh vực này đã được ban hành, tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cụ thể:
Để thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), cuối năm 1998, việc soạn thảo Luật di sản văn hóa đã được triển khai. Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Để quy định chi tiết thi hành Luật di sản văn hóa, một hệ thống văn bản dưới Luật đã được ban hành, gồm: 02 Nghị định của Chính phủ; 02 Quyết định và 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ; 01 Thông tư, 09 Quyết định (xem chi tiết Phụ lục 2).
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung tại một số điều của Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 5 thông qua. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đã được khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa theo gồm 01 Luật (bao gồm cả Luật sửa đổi bổ sung), 5 Nghị định của Chính
phủ, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 10 Thông tư (xem chi tiết Phụ
Tuy vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tập trung giải quyết một số việc sau đây:
- Kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội cho sửa đổi Luật Di sản văn
hoá để đưa vào Luật một chương hoặc một điều quy định rõ, cụ thể về các loại hình mới về di sản tư liệu; về quản lý di sản thế giới làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy gia trị của di sản văn hóa; Kiện toàn xây dựng đồng bộ với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản, như quy định của Luật Du lịch, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản Luật nói trên;
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tham mưu xây dựng các Nghị định của Chính
phủ, thông tư của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Trước mắt, việc tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là kết quả nỗ lực và bước tiến trong việc hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa đưa nội dung đi vào thực tiễn;
- Việc xây dựng các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn/quy định chi tiết thi hành Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, nhất là văn bản pháp luật điều chỉnh về các lĩnh vực: xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân; quản lý di sản tư liệu, bộ máy tổ chức quản lý di tích và phân cấp quản lý di tích; định mức chi phí cho các hoạt động tu bổ di tích, bảo tàng…
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, trong đó về lĩnh vực di sản văn hóa bổ sung nội dung công tác hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa.
* Thu hút sự tham gia của xã hội vào thực hiện pháp luật về di văn hóa sản - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa: Công tác phổ biến, giáo dục, đưa pháp luật về di sản văn hóa vào thực tiễn đời sống, bên cạnh nhiều thành tích đã đạt được, cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc tham gia hoạt bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, kể cả các tổ chức, cá nhân trong ngành di sản văn hóa, chưa nắm vững, chưa cập nhật pháp luật về di sản văn hóa là khá phổ biến. Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gặp phải nhiều vướng mắc, thậm chí mắc sai lầm, tuy tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình bảo vệ di sản rất cao.
UNESCO rất chú ý đến các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và tổ chức, phát động những cuộc vận động tới các nước thành viên thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn hoặc cử chuyên gia hỗ trợ cho các nước thành viên. Cách thức tuyên truyền của UNESCO cũng rất đa dạng, mở các trang website, tạo ra các sản phẩm nghe nhìn bằng nhiều chủng loại, nhiều thứ tiếng. Tiêu biểu cho hoạt động này là hàng năm UNESCO tổ chức tuyên truyền cho Ngày Di sản Thế giới và Ngày Quốc tế Bảo tàng để nhắc nhở mọi người trên thế giới cùng chung sức bảo vệ di sản thế giới.
Chủ đề hoạt động trọng tâm của Ngày Di sản Thế giới và Ngày Quốc tế Bảo tàng thay đổi theo từng năm và trở thành trung tâm hoạt động của cộng đồng quốc tế, đồng thời là cơ hội để gặp gỡ công chúng, góp phần nâng cao
nhận thức và cảnh báo với họ về những thách thức đang phải đối mặt trên các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành này.
Ở nước ta, ngày 24 tháng 02 năm 2005 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm làm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó đến nay, hàng năm chúng ta đều tổ chức các hoạt động đề cao di sản của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa có hướng dẫn cụ thể các hoạt động như UNESCO. Vì vậy, việc tổ chức chưa đều khắp, các hoạt động vẫn mang tính tự phát: Ngày Di sản Thế giới, chúng ta chưa có hoạt động gì; Ngày Quốc tế Bảo tàng được tổ chức theo hướng dẫn của ICOM. Có lẽ chúng ta nên suy nghĩ để điều chỉnh các hoạt động tuyên truyền về di sản văn hoá nối chung và pháp luật về di sản văn hóa nói riêng cho thống nhất với các hoạt động của UNESCO.
Trong đời sống hiện nay, các phương tiện truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để giáo dục, tuyên truyền, quảng bá về xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cần có sự phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan truyền thông đại chúng để xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.
Về nội dung giáo dục, trước hết cần tập trung vào giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. Căn cứ vào đối tượng mà lựa chọn nội dung thích hợp. Ví dụ, khi phổ biến, giáo dục về luật di sản văn hóa cho các đối tượng là cán bộ cơ sở thì phải nhấn mạnh vào nội dung thế nào là di sản văn hóa, những quy định thuộc về trách nhiệm của người dân, của cán bộ cơ sở, ai có thẩm quyền giải quyết đề nghị của cơ sở, đầu mối cần liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn… Việc giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phải làm thường xuyên hàng năm, bằng nhiều hình thức thích hợp. Cùng với việc giáo dục pháp luật di sản văn
đường, đã được xúc tiến ở các trường học. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục, Đào tạo đã có Hướng dẫn 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, với mục đích sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện” đã đạt được hiệu quả cao.
Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa thông qua các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua chương trình giáo dục học đường, tổ chức tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xuất bản sách báo, tài liệu tuyên truyên pháp luật về di sản văn hóa…
Một vấn đề cần lưu ý là các chương trình giáo dục về pháp luật di sản văn hóa cần được nghiên cứu xây dựng với nội dung đa dạng, có chiều sâu, hình thức phù hợp với các đối tượng để phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trên toàn quốc, nhất là những vấn đề đã và đang thu hút được sự quan tâm của dự luận xã hội như: tu bổ di tích, chống vi phạm di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể v.v...
Tích cực phổ biến các mô hình xã hội hóa hoạt động tốt để làm cơ sở học tập, nhân rộng. Tôn vinh và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân điển hình trong các hoạt động xã hội hóa, nhằm thiết thực động viên và tạo một phong trào rộng khắp.
UNESCO luôn luôn nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên, trong Công ước quốc tế về bảo vệ đa dạng văn hóa (năm 2003), UNESCO khẳng định vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa và cho rằng : “ không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng”; đồng thời đánh giá cao sự tham gia tích cực và những hiểu biết sâu sắc về các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng.
Điều 15 Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Năm 2003) của UNESCO yêu cầu: “ Trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, mỗi quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa cảu các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đã sáng tạo, duy trì và chuyển giao loại hình di sản này và cần phải tích cực lôi kéo họ tham gia vào công tác quản lý”.
Trong quá trình phát triển, nhiều di sản đã bị trào lưu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phá hủy. Ngay trong khi các nhà nước không quan tâm đến