Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về di sản văn hóa việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)

Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, hiện nay đang có 5 Luật (Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật phòng, chống bạo lực gia đình), 01 Pháp lệnh (Pháp lệnh thư viện), 42 Nghị định và 98 Thông tư, Thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp.

Theo sự phân chia mang tính chất tương đối thì hệ thống pháp luật nói chung được phân thành 4 nhóm gồm:

Nhóm 1, pháp luật về kinh tế.

Nhóm 2, pháp luật về văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường.

Nhóm 3, pháp luật về quốc phòng, đối ngoại, an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Nhóm 4, pháp luật về tổ chức bộ máy, hành chính, hình sự, dân sự, tư pháp.

Bảng 2.1: Số lượng Luật, Pháp lệnh Giai đoạn (nhiệm kỳ Quốc hội) Số lượng Nhóm 1 Số lượng Nhóm 2 Số lượng Nhóm 3 Số lượng Nhóm 4 2006-2010 19 51 9 32 2011-2016 33 48 11 22 Tổng số 52 99 20 54

Lĩnh vực văn hóa, gia đình thuộc nhóm thứ 2. Trong nhóm này, số lượng Luật, pháp lệnh được ban hành trong 10 năm qua là nhiều nhất (99 văn bản) chiếm 44% tổng số Luật, pháp lệnh được ban hành. Tuy nhiên, số lượng Luật, pháp lệnh về văn hóa, gia đình chỉ chiếm số lượng rất nhỏ 05 luật (trong đó có 03 luật là sửa đổi, bổ sung).

Biểu 2.1: Số lượng Luật, Pháp lệnh do Bộ VHTTDL chủ trì

(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2016)

So sánh số lượng nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và số lượng các Luật, pháp lệnh do các Bộ chủ trì, có thể thấy rằng số lượng Luật, Pháp lệnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì là rất ít (10 nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng trong 10 năm chỉ chủ trì soạn soạn 5 Luật, pháp lệnh), các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực văn hóa, gia đình chủ yếu điều chỉnh bằng Nghị định và Thông tư, điều này mang đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước là không cao.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa gồm: 01 Luật (bao gồm cả Luật sửa đổi, bổ sung), 7 Nghị định của Chính phủ, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 18 Thông tư và Thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp hoạt động di sản văn hóa, chiếm 18% tổng số văn bản QPPL về văn hóa, gia đình.

0 2 4 6 8 10 12 14 Bộ Y tế Bộ LĐTBXH Bộ KHCN Bộ TNMT Bộ VHTTDL Số lượng luật, pháp lệnh do Bộ chủ trì

Số lượng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ

Biểu 2.2: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về DSVH

(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2016)

Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa đã tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với tình hình thực tiễn, khuyến khích các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Về cơ bản, hệ thống pháp luật này đã kế thừa các giá trị của các văn bản pháp luật trước đó, đồng thời cập nhật những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và các đối tượng sử dụng, hưởng thụ, bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã tạo điều kiện và cơ hội để hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta ngày càng thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, xác định rõ vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) - đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, phản ánh một bước chuyển biến rõ rệt, tích cực về nhận thức và quyết tâm của toàn xã hội trên hành trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Số lượng VQPPL về DSVH

Số lượng VBQPPL về văn hóa, gia đình

Để quy định chi tiết thi hành Luật di sản văn hóa, một hệ thống văn bản dưới Luật đã được ban hành, gồm : 02 Nghị định, 02 Chỉ thị, 01 Thông tư, 09

Quyết định ; cụ thể là:Nghị định số 92/2002/NĐ ngày 11 tháng 11 năm 2002

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 86/2005/NĐ ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về quản

lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước;Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày

23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể

hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020;Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày

18 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học; Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh

lam thắng cảnh đến năm 2020…( xem chi tiết Phụ lục 2).

Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung tại một số điều của Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII kỳ họp thứ 5 thông qua. Theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đã kịp thời được nghiên cứu, xây dựng, nhằm đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể việc thi hành Luật trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội ; từ 2010 – nay. đã có 5 Nghị định của Chính phủ và 10 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được ban hành ; cụ thể là: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân , Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể ; Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia; Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập ; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích…(xem chi tiết Phụ lục 3).

Hiện tại, việc soạn thảo các văn bản theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đang được tích cực thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về di sản văn hóa việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)