hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát như một sứ mệnh xã hội tất yếu.
1.2. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhà nước
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi giúp bộ máy nhà nước vận hành và thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp nhằm cung ứng các hàng hoá công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chi thường xuyên NSNN bao gồm các khoản chi có các lĩnh vực: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội; chi bộ máy quản lý nhà nước; chi an ninh - quốc phòng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách. Chi thường xuyên là những khoản chi có tính chất liên tục; là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng; phạm vi, mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và quy mô cung ứng các hàng hóa công của nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước quản lý gọn, nhẹ hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên được giảm nhẹ và ngược lại.
Do vậy, quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Ở đây, chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN (ở Trung ương là Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước. Ở địa phương là HĐND, UBND, cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước...) và các đơn vị sử dụng ngân sách (cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách).
Đối tượng quản lý là hoạt động chi thường xuyên ngân sách, hoạt động đó bao gồm việc lập dự toán; phân bổ dự toán; chấp hành dự toán; kiểm tra, kiểm soát, thanh toán, quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách.
Công cụ quản lý chi thường xuyên NSNN là các chế độ, chính sách; các tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tác động lên đối tượng và chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách. Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chi thường xuyên ngân sách. Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và ổn định kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...