Một số kiến nghị đối với bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 94)

2017

3.3.2. Một số kiến nghị đối với bộ Tài chính

- Hiện nay luật NSNN số 83/2016/QH13 đã có hiệu lực, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 21/12/2017 của Chính phủ hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước cũng đã được ban hành, tuy nhiên việc cập nhật những điểm mới của những văn bản này đến từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa thật kịp thời, dẫn đến tình trạng chậm thực hiện theo luật NSNN mới. Vì vậy,

đề nghị Bộ Tài chính trong thời gian tới cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn luật NSNN, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực đặc thù phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, cần tăng cường công tác tập huấn, phổ biến những điểm mới của Luật, Nghị định nhằm cập nhật kiến thức kịp thời cho đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm soát ngân sách các cấp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách.

- Hiện đại hoá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hiệu quả của điều hành ngân sách nói chung và công tác quản lý chi tiêu ngân sách nói riêng, bao gồm cả chi thường xuyên. Vì vậy, vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách trong giai đoạn sắp tới là phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ có tốc độ và băng thông tốt, hoạt động ổn định, hiệu quả từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành ngân sách. Trong những điều kiện cho phép, Bộ Tài chính cần hoạch định những bước đi thích hợp để đẩy nhanh tốc độ tin học hoá. Hiện nay, dự án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (dự án TABMIS) đã được xây dựng, triển khai và vận hành tại các đơn vị kho bạc và các cơ quan tài chính từ Trung ương đến quận huyện, một số bộ chủ quản và một số đơn vị chuyên ngành. Vì vậy, Ban triển khai TABMIS - Bộ Tài chính cần triển khai TABMIS đúng kế hoạch, triển khai đầy đủ các chức năng góp phần đưa các quy trình phân bổ ngân sách, kiểm soát cam kết chi vào thực hiện trong thời gian sớm nhất.

- Bộ Tài chính sớm sửa đổi chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN sao cho đảm bảo theo hướng: Tuyển dụng - đào tạo - và giữ được người giỏi để làm việc. Đồng thời cần có chính sách thu hút những người giỏi về lĩnh vực tài chính về công tác tại địa phương

nhất là cấp xã, phường; có cam kết phục vụ dài hạn trong ngành (ít nhất là 5 năm) hạn chế tối đa tình trạng bố trí nhân sự trái chuyên môn hoặc thay đổi liên tục không theo công tác quy hoạch cán bộ được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Về chi mua sắm tài sản, công cụ, chi sửa chữa lớn và nhỏ tài sản cố định. Cần có quy định cụ thể từng loại tài sản sau thời gian bảo hành, dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, đồng thời khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới được sửa chữa. Cần quy định mức giá trị liên quan đến chi sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ để quy định hồ sơ chứng từ, quy định chào hàng hay chỉ định nhà cung ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 94)