Các giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 86)

2017

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ch

xuyên NS tỉnh

-Tăng cường sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính cấp tỉnh với các cấp huyện trực thuộc nhằm đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phương để cùng nhau giải quyết. Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng NS phải thống nhất trong quản lý nhằm tránh sự chồng chéo không cần thiết. Tổ chức triển khai thật tốt cơ chế khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; có cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế. Đối với đơn vị chưa áp dụng cơ chế khoán chi hành chính thì các cơ quan thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm, rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý.

- Nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chấp hành dự toán chi thường xuyên đã lập, cần phải cụ thể hóa dự toán chi NSNN trong năm ra hàng quý, hàng tháng từ đó hình thành hạn mức chi thường xuyên trong từng kỳ để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, đảm bảo chi theo tiến độ của năm kế hoạch. Ví dụ, kinh phí đảm bảo chi quỹ lương và kinh phí quản lý

được duyệt cả năm đều phải chia hàng quý, tháng và có tính mức tăng, giảm quỹ lương trong năm kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp. Kinh phí sự nghiệp được duyệt cũng phải chia ra từng quý, tháng có xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

- Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng NS, tài sản công. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu. Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước.

- Các cơ quan cần phân công trách nhiệm rõ ràng từng khâu cho từng người để dễ dàng quản lý công việc cũng như nguồn nhân lực. Thông qua đó để tăng tính hiệu quả cho công việc hơn.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch. Chi bổ sung, dự toán khi đã rà soát, điều chỉnh mà không đủ nguồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 85 - 86)