Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 89)

2017

3.2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, kiểm

khoản chi thường xuyên ngân sách tỉnh

- Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán NS.

- Hoàn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra từ khâu lập, chấp hành

và quyết toán chi thường xuyên NSNN, tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau thực hiện dự toán.

- Cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành chi thường xuyên NSNN: Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành NS về chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ,… đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu NSNN. Cơ quan Tài chính phối hợp với KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu tất cả các khoản chi NSNN trong năm ngân sách bảo đảm các khoản chi NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi NSNN và khen thưởng kịp thời việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí NSNN, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát hiện hoặc từ nội bộ các đơn vị mà có, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó có 2 cơ quan chức năng chuyên môn thanh tra, kiểm tra thường xuyên là cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Vì vậy trong kiểm tra thường xuyên các cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra khác chỉ nên phối họp thanh tra, kiểm tra theo chuyên môn cần thiết cho quá trình quản lý. Việc khen thưởng cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng NSNN, sử dụng NS tiết kiệm, hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần hạn chế sai phạm cần được tiến hành kịp thời.

Đồng thời, xử lý vi phạm nghiêm minh, minh bạch cũng góp phần hạn chế các sai phạm ở đơn vị thụ hưởng NSNN.

- Việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức sau:

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi.

+ Kho bạc nhà nước, Sở Tài chính và các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tình hình chi hàng quý, năm của chi thường xuyên NS.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát đột xuất bằng việc tổ chức thanh tra tài chính khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong công tác quản lý chi thường xuyên NS tại đơn vị.

- Từ năm 201 bắt đầu áp dụng luật NSNN 83/2016/QH13 thay thế Luật NSNN 2002, do luật mới có những thay đổi so với luật cũ nên để việc quản lý chi thường xuyên NS tỉnh đi vào nề nếp, hiệu quả, đúng luật cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý chi NS của các đơn vị thuộc tỉnh xem mỗi khoản chi tiêu có đảm bảo đúng dự toán, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên NS hay không. Nhờ đó góp phần nâng cao tính tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên NS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)