Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 73 - 75)

2017

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Có thể thấy công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô chi thường xuyên ngân sách không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành

kinh tế - xã hội của tỉnh; ngân sách được quản lý sử dụng chặt chẽ, hợp lý, năm sau có hiệu quả hơn những năm trước. Về cơ bản, chi thường xuyên đã đáp ứng nhu cầu kinh phí ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách tỉnh đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra.

- Những năm qua việc thực hiện chu trình ngân sách trong hệ thống quản lý hành chính tỉnh đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của các đơn vị trong năm ngân sách.

- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của tỉnh như: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại du lịch, chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông...Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách tỉnh đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra.

- Các cơ quan đơn vị và cá nhân hưởng thụ từ các khoản chi thường xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực.

- Mối quan hệ giữa các cơ quan có liên quan tới quản lý quỹ NSNN (UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh, KBNN tỉnh, …) đã được cải thiện nhiều nên đã có những bước điều hành, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các khoản chi thường xuyên NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)