2017
2.1.2. Đơn vị hành chính
Tỉnh Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện:
• Thành phố Đồng Hới • Thị xã Ba Đồn
• Huyện Lệ Thủy • Huyện Quảng Ninh • Huyện Bố Trạch • Huyện Quảng Trạch • Huyện Tuyên Hóa • Huyện Minh Hóa
Hiện nay tại tỉnh Quảng Bình có 1.531 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn, trong đó có 212 cơ quan hành chính nhà nước, chiếm 13,8%. Do các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quan trọng trong quản lý, điều hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Với nguồn ngân sách còn khá hạn hẹp, để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thì việc kiểm soát chặt chẽ các CQHCNN nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cần thiết.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Quảng Bình đã bước đầu tạo dựng cho mình một vóc dáng đô thị đầy tiềm năng, với sự phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Từ năm 2001 - 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,2%/năm, DP bình quân/người tăng trưởng bình quân 24%/năm, năm 2017 đạt: 42,16 triệu đồng/người.
Bước vào năm 2017, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội trong nước thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. thị trường thu hẹp, sức mua vẫn còn yếu, hậu quả nặng nề của thiên tai và ảnh hưởng của sự cố môi trường của công ty Formosa Hà Tĩnh làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các lĩnh vực khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, dịch vụ. Nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức trong và ngoài nước; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 vẫn duy trì sự ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung đã làm cho một số chỉ tiêu có tăng trưởng năm 2017 nhưng chưa đạt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ đọng thuế còn lớn; các công trình trọng điểm còn thiếu vốn; cơ sở lưu trú, các dịch vụ giải trí còn thiếu, thời gian lưu trú thấp; các dự án đầu tư FDI vào tỉnh còn hạn chế; văn hóa, xã hội có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng còn diễn ra; giải quyết việc làm, đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp còn khó khăn.
2.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2017
2.2.1. Tình hình thực hiện quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2017 giai đoạn 2013 – 2017
2.2.1.1. Tình hình thu NSNN
iai đoạn 2013-2017 mặc dù có tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, tuy nhiên tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các
cơ quan ban ngành có liên quan trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2013 – 2017 như sau:
Bảng 2.1: Thu NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 -2017
(ĐVT: triệu đồng)
(Nguồn: KBNN Quảng Bình)
Số liệu từ Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2013-2017, thu ngân sách tỉnh Quảng Bình có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 8.931 tỷ đồng năm 2013 đến 10.269 tỷ đồng năm 2017, tăng 15%. Trong đó các khoản thu nội địa có xu hướng tăng đều, đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh. Cụ thể, năm 2013 tổng số các khoản thu nội địa trên địa bàn tỉnh là 1.722 tỷ đồng, chiếm 19% tổng thu ngân sách tỉnh thì đến 2017 con số
này đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 3.117 tỷ đồng và chiếm 30% tổng thu ngân sách. Trong khi đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu biến động không đều qua các năm, những số liệu này cho thấy nguồn thu từ các hoạt động kinh tế nội địa vẫn là nguồn đóng góp chính cho ngân sách tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn vừa qua. Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các khoản thu nội địa là các khoản thu tiền sử dụng đất, đặc biệt trong năm 2017 với sự cố môi trường biển của công ty Formosa Hà Tĩnh đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, các khoản thu từ nguồn quỹ đất tăng khá mạnh và đóng góp tỉ lệ lớn vào tổng nguồn thu nội địa của tỉnh.
Về tình hình thực hiện thu ngân sách so với dự toán giai đoạn 2013- 2017, nhìn chung qua các năm thu ngân sách tỉnh đều vượt dự toán đã lập, thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Hình 2.2. Tình hình thu ngân sách so với dự toán tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 (ĐVT: triệu đồng)
Từ năm 2013-2017, tuy tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn thách thức song với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu và phối hợp của các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong tổ chức thực hiện; với ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, dự toán thu NSNN tỉnh Quảng Bình hàng năm đã đều được hoàn thành tốt. Một số mặt tích cực trong công tác quản lý điều hành thu NSNN trên địa bàn tỉnh thời gian qua có thể kể đến như:
- Đã quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chỉ đạo của Trung ương; Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ, Nghị quyết HĐND tỉnh trong việc lập, phân bổ, tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách.
- Thu NSNN hàng năm đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ được thực hiện tốt. Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống thất thu thuế, thu hồi nợ thuế, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại. Thực hiện tốt công tác quản lý thu gắn với việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách.
- Đồng thời với việc hoàn thành vượt mức chi, Tỉnh đã thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn lực đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách cho những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện dự toán thu ngân sách tỉnh hàng năm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể:
- Những sự cố do thiên tai và nhân tai xảy ra gây thiệt hại lớn cho kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt trong năm 2017 sự cố môi trường biển do Formosa xả thải và 2 trận lũ lụt kép đã gây thiệt hại hơn 4.975 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu về giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ làm mức tăng trưởng thấp so cùng kỳ, kéo theo tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) cả năm 2017 không đạt kế hoạch và thấp nhất trong nhiều năm qua; sản xuất và đời sống của nhân dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.
- Tổng thu ngân sách tỉnh hàng năm đều hoàn thành và vượt so với kế hoạch nhưng vẫn còn một số sắc thuế thu chưa đạt kế hoạch như: Thu ngoài quốc doanh; Thu phí, lệ phí; Thu đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án chưa cao...
- Một số chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thu ngân sách được ban hành còn chưa đồng bộ, thống nhất, kịp thời gây nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ kế hoạch.
2.2.1.2. Tình hình chi NSNN
Bảng 2.2: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, chi ngân sách tỉnh Quảng Bình có xu hướng tăng nhưng với tỉ lệ không cao và nhìn chung có ít sự biến động. Cụ thể nếu năm 2013, tổng chi ngân sách tỉnh đạt 8.491 tỷ đồng thì đến hết năm 2017 tổng chi ngân sách đã tăng lên 8.656 tỷ đồng, tăng 1,94%. Nhờ việc cân đối thu chi và sự nỗ lực trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách đã giúp cho tỉnh Quảng Bình đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội. Tiêu biểu là trong năm 2015, thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình vinh dự được công nhận là đô thị loại II với Quyết định 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây được xem là một bước tiến mới của tỉnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong thời gian tới của địa phương.
Chi ngân sách tỉnh những năm qua đã cân đối giữa thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên và nhiệm vụ chi đầu tư phát triển hàng năm, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy QLHC, đảm bảo ANQP và bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển du lịch và cải thiện đời sống người dân.
Đánh giá chung về chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2017: So sánh chung với tình hình thu chi NSNN TW thấy có sự đối lập. Trong khi đánh giá chung NSNN TW thường xuyên xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách, thì tỉnh Quảng Bình lại liên tục đạt thặng dư ngân sách. Điều này cho thấy sự hợp lý của các chính sách quản lý và điều hành ngân sách của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2013 – 2017.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi ngân sách tỉnh thì cũng đã có những sai sót và thất thoát nguồn NSNN. Điều này cần được xem xét và quan tâm hơn nữa để giúp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi ngân sách của tỉnh.
2.2.2. Khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các Nghị định liên quan đến việc lập và dự toán chi ngân sách địa phương, từ năm 2013 đến nay, tỉnh Quảng Bình theo sự chỉ đạo của Trung ương, lập và tiến hành phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương trên địa bàn của mình hằng năm. Cụ thể, trước ngày 10 tháng 12 của năm ngân sách, HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau, trong đó quy định cụ thể dự toán phân bổ chi NSNN của các đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm chi thường xuyên.
Trong vòng 10 ngày tiếp theo, kể từ ngày HĐND tỉnh quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, HĐND các huyện, thành phố trực thuộc quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND cấp huyện quyết định dự toán ngân sách, UBND huyện giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị cấp dưới; đồng thời, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính tỉnh về dự toán ngân sách đã được quyết định.
Việc lập dự toán chi thường xuyên NS ở tỉnh Quảng Bình được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời phải bám sát với tình hình thực tế của từng đơn vị trực thuộc.
Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NS tỉnh được quy định tại thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003, các quy định về trình tự lập dự toán chi thường xuyên NS được bộ phận kế toán phụ trách chi thường xuyên NS các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ tài chính.
Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể, chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp.
Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, chi khác… cần quản lý chặt chẽ do có sự lãng phí trong chi tiêu, thì tiến hành lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi quản lý nhà nước, nếu trong năm có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là điều tất yếu. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch dự toán cho năm ngân sách tiếp theo của nhiều đơn vị trên địa bàn còn thụ động, thậm chí không được chú trọng, thực hiện qua loa, đối phó. Do vậy có thể nói công tác lập dự toán của các đơn vị chưa thực sự linh động và chặt chẽ.
Về nội dung chi, dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình những năm vừa qua bao gồm các khoản chi chủ yếu như sau:
- Chi trợ giá
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo - Chi sự nghiệp y tế
- Chi sự nghiệp văn hóa - TDTT - Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ - Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - Chi đảm bảo XH
- Chi quản lý hành chính - Chi ANQP địa phương - Chi hoạt động môi trường - Chi khác
Bảng 2.3: Dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình 2013 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: KBNN Quảng Bình)
Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi thường xuyên NS đều được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Về cơ bản, dự toán chi đã được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán chi thường xuyên NS tỉnh. Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy dự toán chi thường xuyên của tỉnh đã bám tương đối sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm, với tỉ trọng chi thường xuyên lớn cho các nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, quản lý hành chính, đảm bảo xã hội... Đồng thời, dự toán chi thường xuyên tỉnh Quảng Bình qua 5 năm từ 2013 đến 2017 mặc dù tăng nhưng không có sự biến động quá lớn qua các năm, cho thấy phần nào sự chủ động của tỉnh trong công tác quản lý và lên kế hoạch cho chi tiêu ngân sách hàng năm của địa phương mình.
Tuy nhiên, thực tế có nơi có lúc việc lập dự toán chưa được nhận thức đầy đủ, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Điều đó gây khó khăn rất lớn
cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt