Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.
1.2.3. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhà nước
1.2.3.1. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Mục tiêu trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập phù hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Quản lý chi thường xuyên NSNN là làm sao mang lại một kết quả tốt nhất về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội, đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của (mà ngân sách được phân theo Luật Ngân sách).
1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN
- Tính hiệu lực: Công tác lập, thực hiện dự toán đúng quy trình, quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ chi thường xuyên. Bảo đảm chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ. Tính hiệu lực của quản lý chi thường xuyên ngân sách có thể đo lường bằng (kết quả/mục tiêu).
- Tính hiệu quả: Quản lý chi thường xuyên ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí. Ngoài ra trong quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước minh bạch, công khai, được thể hiện trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách.
- Tính bền vững: Tác động tích cực từ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định. Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách.
- Tính phù hợp: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tình hình đặc thù nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của địa phương.