Một số kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 90 - 92)

2017

3.3.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ

- Nhà nước cần tiến hành kiểm kê nguồn vốn NSNN của các địa phương, đối chiếu với thực tế hiệu quả công tác chi thường xuyên mà mỗi địa phương đã thực hiện được, để từ đó đánh giá hiệu quả nguồn vốn NSNN đã

chi cho địa phương trong thời gian qua và tính hợp lý của nó, từ đó đưa ra những nhận định đánh giá đúng đắn trong việc chi NSNN cho địa phương đó.

- Cần tạo điều kiện để mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu, cho phép chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương, trong đó bao gồm các khoản chi thường xuyên. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền. Đồng thời cần có cơ chế điều tiết số kết dư ngân sách quá lớn của một số địa phương nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN. Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với địa phương và đảm bảo khả năng cân đối NSĐP (ngoài những chế độ, định mức chi do TW quy định thống nhất thực hiện trong toàn quốc).

- Bộ máy cơ quan nhà nước phải làm gương cho các cơ quan cấp giới bằng việc cơ cấu lại và ổn định bộ máy quản lý nhà nước. Phân chia công việc và phân chia quản lý các cấp một cách hợp lý, để từ đó, các cơ quan ban ngành thuộc các cấp khác sẽ noi gương làm theo.

- Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích, khen thưởng các địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN, giúp tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống, xã hội lấy đó làm điển hình cho các cơ quan ở các địa phương khác thực hiện theo. Tuy nhiên, đối với địa phương sử dụng lãng phí nguồn ngân sách, để xảy ra thất thoát hoặc tham nhũng,… thì cần tiến hành cảnh cáo, khiển trách và xử phạt thích đáng để tránh tái phạm.

thuẫn trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ giữa một số Bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị với nhau không phải là ít. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần kịp thời định hướng, thực hiện vai trò chỉ đạo chung nhằm hạn chế tối thiểu các mâu thuẫn phát sinh, tránh tình trạng mỗi bên chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ mà mình đã được phân công mà không có sự hợp tác chung dẫn tới công tác quản lý điều hành ngân sách bị chậm trễ, trì trệ.

- Đến nay Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, tuy nhiên Nghị định 16/2016/NĐ-CP mới chỉ đóng vai trò là bộ khung làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Trong khi chưa ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể, các đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực vẫn được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Vì vậy Chính phủ cần sớm ban hành kịp thời các Nghị định quy định cơ chế cho từng lĩnh vực cụ thể, nhằm sớm tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp công hoạt động, sử dụng các khoản chi NSNN theo đúng với định hướng chung và tình hình thực tiễn của từng ngành nghề, linh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)