Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 78)

2017

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

NSNN, bao gồm chi thường xuyên không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu hoàn chỉnh, các văn bản dưới Luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

- Việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô hình lồng ghép nên việc quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán của địa phương chỉ mang tính hình thức, không phát huy được vai trò của Hội đồng nhân dân.

- Dự toán ngân sách nhà nước của tỉnh chỉ là kế hoạch năm, chưa có dài hạn làm cho kế hoạch tài chính không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự án, công trình thường kéo dài nhiều năm nhưng kế hoạch tài chính thường là một năm, do đó các quyết định thiếu tầm chiến lược.

- Một số quy định về chế độ, định mức, phân bổ ngân sách chưa thật sự hợp lý, hệ thống định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS, định mức kinh tế kỹ thuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được 70-80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm ban hành. Có thể thấy như các định mức, đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng... chậm được ban hành dẫn đến hiệu quả là chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với hoạt động phục vụ công cộng này.

- Công tác lập dự toán chi thường xuyên NS tại một số đơn vị của tỉnh còn bị coi nhẹ, trình độ đội ngũ cán bộ và lập dự toán chưa chuyên sâu, chưa có bộ phận chuyên trách ở một số đơn vị cho lĩnh vực lập dự toán. Lập dự toán còn chưa bám sát quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Số liệu dự toán chủ yếu là ước thực hiện năm trước để lập dự toán cho năm kế hoạch, tình hình giá cả tăng, chế độ chi tiêu thay đổi... gây khó khăn cho bộ phận NS tỉnh trong việc tổng hợp. Cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp còn thiếu về số lượng và

yếu về chất lượng nhất là cán bộ chuyên trách về tài chính, ngân sách.

- Trách nhiệm quản lý, điều hành của UBND tỉnh chưa tìm ra phương án tối ưu trong việc huy động hết các tiềm năng, lợi thế của địa phương trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế đã gây ra không ít sự lãng phí cho NS tỉnh.

- Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên NS thực hiện chưa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ chức phối hợp, hình thức xử lý chưa nghiêm minh, xử phạt chưa đúng mức. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên NS chưa thực sự chặt chẽ, chưa xử phạt triệt để, có những sai phạm được phát hiện nhưng đối tượng vi phạm chưa thực hiện qua nhiều năm nhưng tỉnh vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm, tuy có phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách áp dụng đã cũ nhưng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý chưa thực sự sâu sát.

Tóm tắt Chương 2:

Trong chương này, bằng việc phân tích số liệu chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình trong 5 năm từ 2013 đến 2017, kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn đã giúp làm rõ thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình trong các khâu: lập dự toán, thực hiện dự toán, kế toán, quyết toán và thanh tra kiểm tra công tác chi thường xuyên ngân sách.

Có thể thấy việc quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu và đã góp phần điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn NSNN của tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và nhiều thiếu sót do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng ngân sách. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp, đổi mới nhằm khắc phục những tồn tại, hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Chương 3:

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG BÌNH

GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình

- Các quyết định chi thường xuyên ngân sách phải chuẩn xác , có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Muốn vậy trước tiên phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tốt. Các định hướng phát triển phải đáp ứng được nhu cầu thị trường, khai thác được các lợi thế cạnh tranh địa phương, các định hướng chiến lược phải chuyển hóa thành các chương trình kinh tế, các dự án đầu tư. Việc chọn lựa các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải trên cơ sở thẩm định nghiêm túc, xuất phát từ tiêu chuẩn hiệu quả KT-XH.

- Đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm, việc phân bổ phải trên cơ sở một hệ thống tiêu chuẩn định mức hợp lý. Quá trình sử dụng ngân sách phải được kiếm tra kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực, lãng phí.

- Bảo đảm rõ ràng, minh bạch, công bằng. Phân định rõ nội dung quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng tổ chức, cá nhân trong từng khoản chi và tương quan giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nếu lấy nhiệm vụ và quyền hạn chi làm chuẩn, thì nguồn thu được giao phải tương xứng.

- Phấn đấu để có thể tự chủ về ngân sách, tăng năng lực tự quyết định và quản lý nguồn thu để tỉnh có khả năng tăng và giảm quy mô ngân sách địa phương thông qua sử dụng nguồn thu của riêng mình, kể cả về thuế.

- Khắc phục được tình trạng trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp trong quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và nâng cao tinh thần trách

nhiệm cho các cấp. Có thể thấy hiện ngân sách cấp dưới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên, một số chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định nên thẩm quyền của cấp dưới chỉ còn mang tính hình thức. Vì vậy, đã hạn chế tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp dưới. Hơn thế nữa, do tính lồng ghép, nên quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách rất phức tạp, thời gian giành cho mỗi công đoạn quá ngắn nên chất lượng công việc ở từng khâu không cao.

- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách quản lý ngân sách trên địa bàn theo hướng phân cấp và bổ sung nhiều hơn cho ngân sách xã, phường nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương.

- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn kinh phí chi thường xuyên và phương thức sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh. Cơ chế phân bổ dự toán chi thường xuyên của tỉnh hiện nay vân còn mang dấu ấn "xin, cho", chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Vì vậy, trong thời gian tới cần được đổi mới.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính - ngân sách trung và dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trung và dài hạn sẽ nâng cao chất lượng của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch trung hạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cho phép chúng ta có tầm nhìn dài hạn, chiến lược trong bố trí ngân sách. Vì vậy, xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính - ngân sách địa phương trung và dài hạn là cần thiết cấp bách.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên NS tỉnh

- Cần xác định định mức phân bổ một cách khoa học. Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán. Xây

dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi thường xuyên NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách của từng cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh. Như đã nêu ở phần trước, một số chế độ, chính sách và định mức phân bổ dự toán ngân sách không còn phù hợp với thực tế, do đó cần phải có các giải pháp để hoàn thiện. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, cần ra soát điều chỉnh hệ thống định mức này theo từng giai đoạn ổn định ngân sách. Định mức phân bổ ngân sách đưa ra phải đơn giản và cho phép chuyển giao nhiều quyền tự chủ hơn cho ngân sách cấp dưới.

- Khắc phục triệt để tình trạng “xin – cho” trong khâu lập dự toán chi ngân sách, bao gồm chi thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc sử dụng ngân sách lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí là tình trạng thất thoát, tham nhũng nguồn ngân sách nhà nước. Để làm được điều này đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quy định và chế tài cụ thể, nghiêm minh nhằm định hướng cho những người thực hiện việc xây dựng dự toán cũng như những người có trách nhiệm xét duyệt dự toán.

- Quyết định dự toán chi thường xuyên NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NS tỉnh xuyên NS tỉnh

-Tăng cường sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính cấp tỉnh với các cấp huyện trực thuộc nhằm đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phương để cùng nhau giải quyết. Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng NS phải thống nhất trong quản lý nhằm tránh sự chồng chéo không cần thiết. Tổ chức triển khai thật tốt cơ chế khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; có cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế. Đối với đơn vị chưa áp dụng cơ chế khoán chi hành chính thì các cơ quan thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm, rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý.

- Nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chấp hành dự toán chi thường xuyên đã lập, cần phải cụ thể hóa dự toán chi NSNN trong năm ra hàng quý, hàng tháng từ đó hình thành hạn mức chi thường xuyên trong từng kỳ để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, đảm bảo chi theo tiến độ của năm kế hoạch. Ví dụ, kinh phí đảm bảo chi quỹ lương và kinh phí quản lý

được duyệt cả năm đều phải chia hàng quý, tháng và có tính mức tăng, giảm quỹ lương trong năm kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp. Kinh phí sự nghiệp được duyệt cũng phải chia ra từng quý, tháng có xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

- Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng NS, tài sản công. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu. Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước.

- Các cơ quan cần phân công trách nhiệm rõ ràng từng khâu cho từng người để dễ dàng quản lý công việc cũng như nguồn nhân lực. Thông qua đó để tăng tính hiệu quả cho công việc hơn.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch. Chi bổ sung, dự toán khi đã rà soát, điều chỉnh mà không đủ nguồn.

3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách tỉnh

- Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ kế toán tài chính các cấp, phải có trình độ chuyên môn theo quy định. Phải có quy định cụ thể cho các cấp chính quyền Nhà nước không được thay đổi cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là người có đủ năng lực chuyên môn theo quy định. Tiếp tục hoàn thiện chương trình kế toán chuyển giao của Bộ Tài chính và kết nối thông suốt, vận hành mạng nội bộ của ngành.

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng NS và KBNN nơi giao dịch, rà soát kịp thời các khoản chi thường xuyên không đúng chế độ, định mức đã quy định nhằm thu hồi kịp thời cho NSNN. Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sử dụng NS, cơ quan quản lý NS tỉnh và UBND tỉnh. Sở Tài chính tỉnh cần lên kế hoạch xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán kịp thời, chi tiết để chủ

động và nhanh chóng phát hiện các sai phạm, thiếu sót của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Xây dựng đội ngũ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính, có ý thực phục vụ lợi ích của cộng đồng, có tinh thần hợp tác, say mê nghiên cứu nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công. Cần có kế hoạch hợp lý về việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kế toán một cách căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

- Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN. Thực hiện kiểm toán nội trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN. - Quyết toán chi NSNN phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước của TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 78)