Nội dung cơ bản của quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung cơ bản của quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục bao gồm có: Chính phủ, bộ giáo dục và đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và uỷ ban nhân dân các cấp. trong đó, chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục , bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trƣớc chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với bộ giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo thẩm quyền và uỷ ban nhân đân các cấp thực hiện quản lý giáo dục theo phân cấp đƣợc giao.

Nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục bao gồm:

* Về chuyên môn, nghiệp vụ:

- Nhà nƣớc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

- Nhà nƣớc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trƣờng; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;

- Nhà nƣớc quy định mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trƣờng học; việc biên

soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa; quy chế thi cử và cấp văn bằng,chứng chỉ;

* Về tổ chức, nhân sự:

- Nhà nƣớc tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục và kiểm định chất lƣợng giáo dục;

- Nhà nƣớc thống nhất thực hiện công tác thống kê về tổ chức và hoạt động giáo dục.

- Nhà nƣớc tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; công tác cán bộ và nhân sự cho giáo dục

- Nhà nƣớc tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục;

- Nhà nƣớc tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học; công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;

- Nhà nƣớc tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;

* Về tài chính và ngân sách:

- Nhà nƣớc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực về tài chính để phát triển sự nghiệp giáo dục;

- Nhà nƣớc phân bổ hợp lý nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục ở các địa phƣơng.

Các khoản của điều 99 Luật Giáo dục năm 2009, cũng cho thấy, khoản 1,2,3,4,5 của điều 99 thực chất là: Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy cho các hoạt động giáo dục. Khoản 6,7,11 của điều 99 thực chất là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, cán bộ và chính sách đãi ngộ. Khoản 8,9,10 của điều 99 thực chất là huy dộng, quản lý các nguồn lực để

phát triển giáo dục, còn khoản 12 điều 99 chính là nội dung nói về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.

Qua phân tích các quy định về nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục tại Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009 có thể nói nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục có thể tóm tắt lại thành 4 nội dung chủ yếu:

- Nhà nƣớc hoạch định chính sách cho giáo dục . Ban hành các văn bản pháp quy cho các hoạt động giáo dục.

- Nhà nƣớc tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ.

- Nhà nƣớc huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Nhà nƣớc thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự, kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động quản lý giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở các cấp độ khác nhau đƣợc cụ thể hóa nội dung không hoàn toàn giống nhau:

Đối với địa phƣơng (tỉnh, huyện thông qua cơ quan chuyên môn của mình là sở - phòng), cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phƣơng và chỉ đạo thực hiện.

+ Quản lý chuyên môn nghiệp vụ các trƣờng theo sự phân cấp quản lý nhà nƣớc về các hoạt động giáo dục ở địa phƣơng.

+ Tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách giáo dục thông quan việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn…

+ Quản lý đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính…theo các quy định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ; đảm bảo trật tự, kỷ cƣơng trong nhà trƣờng.

+ Điều hành các hoạt động của nhà trƣờng theo điều lệ nhà trƣờng đã đƣợc ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.

Nhƣ vậy, mặc dù nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục đã đƣợc thể chế hóa thành điều 99 Luật Giáo dục 2009 nhƣng trong thực tiễn cần nhấn mạnh các nội dung theo cấp độ quản lý, nếu ở cấp trung ƣơng: Chú trọng đến nội dung xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển cho ngành ở phạm vi cả nƣớc, thì ở cấp độ địa phƣơng (sở - tỉnh – phòng – huyện) lại chú trọng nội dung trên ở địa bàn đƣợc phân cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)