Nguyên tắc phân cấp quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Nguyên tắc phân cấp quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Khi thực hiện phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc phân cấp phải dựa trên quy định chung của hệ thống pháp luật và những quy định riêng của nghị định 115 và luật giáo dục 2009.

Khi phân cấp, phải căn cứ vào nghị 115, luật giáo dục 2009 và các văn bản có liên quan đến giáo dục. Khi tiến hành phân cấp, nguyên tắc này đảm bảo tính phù hợp với pháp luật và tính thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả quản lí nhà nƣớc, đồng thời là căn cứ để xác định trách nhiệm của từng cấp quản lí hành chính. Mặt khác nguyên tắc này cũng cho thấy một số điểm còn chƣa đảm bảo tính thống nhất quản lí nhà nƣớc tính pháp lí khi phân cấp.

Thứ hai, Phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải thực hiện trên cơ sở hoạt động và phân cấp hoạt động giáo dục, đồng thời dựa vào cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền và điều kiện thực tế của mỗi địa phƣơng cụ thể:

Phải thừa nhận rằng công tác phân cấp phải phù hợp với từng địa phƣơng cụ thể mới phát huy tác dụng. Khi phân cấp phải tính đến yếu tố dân số, vị trí địa lí, đặc trƣng cụ thể của từng cấp quản lí, từng địa điểm cụ thể, không thể phân cấp theo hƣớng “cào bằng”. thực tế cho thấy các tỉnh có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sẽ đáp ứng phân cấp mạnh.

Nhƣ vậy, nguyên tắc này đặt ra yêu cầu mới cho công tác quản lí nhà nƣớc, đó là phân cấp đến mức độ nào để đảm bảo hiệu quả quản lí nhà nƣớc đối với giáo dục.

Thứ ba, nguyên tắc pháp chế xã hội chu nghĩa:

Phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục tuyệt đối phải tuân thủ các tiêu chí sau:

Phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải đúng pháp luật, tuân theo pháp luật trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Nội dung này có thể lí giải bằng việc ghấp hành đúng các quy định của pháp luật có liên quan đến giáo dục cụ thể Hiến pháp 2013, Luật giáo dục 2009, nghị định 115.

Phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải bằng pháp luật, đồng thời, phải thể chế hóa bằng các văn bản pháp lí theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, cụ thể, khi phân cấp quản lí phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật chuyên ngành về giáo dục và các văn bản có liên quan đến quản lí.

Để đảm bảo tính pháp chế khi phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục, UBND các cấp chính quyền cũng phải thƣờng xuyên chịu sự giám sát, kiểm tra, chất vấn của HĐND các cấp đối với các vấn đề liên quan đến giáo dục cũng nhƣ hiệu quả quản lí nhà nƣớc khi phân cấp.

Thứ tƣ, nguyên tắc tập trung dân chủ:

Tất cả các cơ quan nhà nƣớc đều phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và tất nhiên phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải tuân thủ sự thống nhất quản lí của chính phủ về giáo dục trên cơ sở ủy quyền cho Bộ giáo dục, UBND cấp huyện tuy đƣợc phân cấp theo nghị định nhƣng phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, UBND cấp xã cũng phải tuân thủ Sự chỉ đạo của UBND cấp huyện. Khi gặp khó khăn hoặc có vấn đề cần xem xét thì phải báo cáo cấp trên để có những hƣỡng dẫn kịp thời. Mặt khác, tính tập trung cho thấy quyền lực nhà nƣớc không bị phân chia, cơ cơ quan quản lí nhà nƣớc về giáo dục không nên xem quyền lực đó phân chia cho mình khi đƣợc phân cấp mà phải tổ chức hoạt động thống nhất, có sự phối kết hợp, chịu sự giám sát của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

Thứ năm, nguyên tắc phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục phải gắn chặt với chế độ quyền lợi và trách nhiệm của tập thể, cá nhân ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị ở từng cấp chính quyền đƣợc phân cấp:

Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, nó thể hiện tính chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên, trƣớc nhân dân địa phƣơng và trƣớc pháp luật của các cơ quan, ngƣời đứng đầu cơ quan đƣợc phân cấp. thẩm quyền của các cơ quan này đƣợc trao luôn gắn chặt với nghĩa vụ mà họ phải chịu trên cơ sở nền tảng đƣợc trao luôn gắn chặt với nghĩa vụ mà họ phải chịu trên cơ sở nền tảng đƣợc giao quyền. Tính chủ động sáng tạo đƣợc phát huy đồng thời với trách nhiệm quản lí nhà nƣớc với trách nhiệm mà họ đảm trách. Đây cũng là nhân tố giúp cơ quan cấp trên và HĐND cùng cấp tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, và có những uốn nắn kịp thời các sai lệch và xử lí nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật hoặc vì lợi ích cục bộ, làm phƣơng hại đến lợi ích chung [22, tr. 6]

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC Ở TỈNH BẮC NINH

2.1. Những yếu tố tác động đến phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Luy Lâu đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa, giáo dục của nƣớc ta. Bắc Ninh nằm trong phạm vi từ 20o58’ đến 20o16’

vĩ độ Bắc và 105 o54’ đến 106 o19’ kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Bắc

Giang, phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Hƣng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải Dƣơng.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách

sân bay quốc tế Nội bài 30km, cách Hải Phòng 110km. Vị trí địa kinh tế liền kề với Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh chính là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và là mạng lƣới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Diện tích toàn tỉnh Bắc Ninh là 822,7 km2. Bắc Ninh có diện tích tự

nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nƣớc và là địa phƣơng có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Dân số Bắc Ninh là 1.153.600 ngƣời, trong đó, nam 568.055 ngƣời chiếm 49,20% và nữ 586.605 ngƣời chiếm 50,80%; khu vực thành thị 330.219 ngƣời, chiếm 28,60% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 824.441 ngƣời, chiếm 71,40%. Mật độ dân số

trung bình là 1.403 ngƣời/km2

. Bắc Ninh còn là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu

kinh tế mạnh của cả nƣớc, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - thƣơng mại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên, tỉnh bắc ninh có nhiều tiềm lực phát triển nền kinh tế thị trƣờng trong xu thế hội nhập. Mặt khác , các điều kiện này cũng tác động đa chiều tới nội dung cải cách hành chính của Tỉnh mà công tác quản lí nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục là một bộ phận, yêu cầu giáo dục, đã tạo ra sự quá tải của UBND cấp xã, các phòng GD&ĐT, UBND cấp huyện trên địa bàn Tỉnh và do vậy, áp lực quản lí giáo dục và phân cấp quản lí về giáo dục đƣợc đặt ra. Đồng thời với sự tăng trƣởng kinh tế, tốc độ tăng dân số trên địa bàn Tỉnh rất cao. Do vậy việc đầu tƣ cho giáo dục cũng tăng rất cao. Tất cả những vấn đề trên tạo nên áp lực đễn lĩnh vực giáo dục.

2.1.2. Các quy định, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhan dân tỉnh về quản lý giáo dục các cấp

Trên cơ sở các văn bản của Trung ƣơng và xuất phát từ đặc điểm và

tình hình thực tế tại địa phƣơng, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành ra một số văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý giáo dục. Năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số: 223/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nƣớc; cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức, cán bộ ở các doanh nghiệp Nhà nƣớc tỉnh Bắc Ninh. Năm 2014 Tỉnh uỷ Bắc Ninh ban hành nghị quyết số: 12-NQ/TU về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hƣớng đến năm 2030. Năm 2014 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số: 77-KH-UBND thực hiện nghị quyết số 12-NQ/TU của ban chấp hành đảng bộ tỉnh khoá XVIII về đổi mơí căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hƣớng đến năm 2030.

Trên đây là những căn cứ pháp lý về phân cấp quản lý giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh. Nhƣ vậy các văn bản chỉ đạo của Tỉnh thực hiện đúng những quan điểm, đƣờng lối, mục tiêu về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nƣớc; quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của nhà nƣớc về giáo dục. Trong những năm qua chính quyền các cấp ở Bắc Ninh luôn thể hiện sự chăm lo tốt nhất cho giáo dục. Trong các chủ trƣơng, chính sách thì việc đầu tƣ cho giáo dục luôn đƣợc quan tâm hàng đầu và đi trƣớc một bƣớc so với các lĩnh vực khác.

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để tạo ra sự đồng thuận cao từ chính quyền đến nhân dân trong tỉnh và tạo môi trƣờng giáo dục lành mạnh, an toàn, thuận tiện. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phải chủ động, tích cực tham mƣu cho Đảng, chính quyền các cấp, tăng cƣờng sự phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể và các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo.

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nổi trội; tăng cƣờng nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt; các cấp quản lý giáo dục phải chủ động, tích cực đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vấn đề đảm bảo cho phát triển giáo dục.

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải bám sát cơ sở; giải quyết dứt điểm những vƣớng mắc, phát sinh trong giáo dục.

2.1.3. Hệ thống giáo dục và hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

* Hệ thống giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm gần đây quy mô trƣờng, lớp trong tỉnh không ngừng phát triển đƣợc đa dạng ở tất cả các bậc học, cấp học đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản trong phát triển giáo dục. các loại hình trƣờng lớp tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển rộng khắp trên đạ bàn tỉnh. Trong tỉnh có 02 trƣờng đại học, 07 trƣờng cao đẳng, 05 trƣờng trung học chuyên nghiệp, có 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên, có 30 trƣờng THPT (trong đó có 01 trƣờng THPT chuyên), 134 trƣờng THCS (trong đó có 08 trƣờng THCS trọng điểm), 135 trƣờng TH, 136 trƣờng MN.

Quy mô giáo dục và mạng lƣới cơ sở giáo dục phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lƣợng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ; công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã đƣợc cải thiện, con em các gia đình chính sách, gia đình nghèo, ngày càng đƣợc quan tâm. Công tác quản lý giáo dục có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng khắc phục các tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cƣờng phân cấp quản lý giáo dục, quyền tự chủ và trách nhiệm của cơ sở giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin. Hình thành giám sát xã hội đối với chất lƣợng giáo dục; xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng từ tỉnh đến các cơ sở giáo dục, cải cách hành chính trong toàn ngành giáo dục; mở rộng môi trƣờng giáo dục thân thiện, khuyến khích tính tích cực, chủ động trong học sinh; đổi mới, tăng cƣờng giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc. Đội ngũ nhà giáo đủ về số lƣợng và dần nâng cao chất lƣợng. Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục

tăng nhanh. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khả quan; cơ sở vật chất các nhà trƣờng đƣợc cải thiện đáng kể.

*Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm quản lý về giáo dục cao nhất ở địa phƣơng theo phân cấp của chính phủ.

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Khái quát thực trạng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

Để nghiên cứu sâu về thực trạng phân cấp QLNN về giáo dục, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến thực trạng công tác phân cấp quản lý về giáo dục giữa UBND tỉnh Bắc Ninh với sở GD&ĐT, giữa UBND tỉnh với UBND cấp huyện và giữa UBND cấp huyện với phòng GD&ĐT, UBND cấp huyện với các cơ sở giáo dục thông qua hình thức ủy quyền trực tiếp theo các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đƣợc quy định tại luật giáo dục năm 2009, Nghị định 115/2010/NĐ-CP của chính phủ, quyết định 223/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nƣớc và kế hoạch 77/2014/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2014- 2020, định hƣớng đến năm 2030 và xem xét thực trạng phân cấp QLNN trên cơ sở định hƣớng quản lý giáo dục theo đúng mục tiêu xã hội để đƣa ra các luận cứ nhằm nhận xét, đánh giá xác thực tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)