Chủ trƣơng chung và mục tiêu của phân cấp quản lýnhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Một số quan điểm định hƣớng phân cấp quản lýnhà nƣớc về

3.1.1 Chủ trƣơng chung và mục tiêu của phân cấp quản lýnhà nƣớc

nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

* Chủ trƣơng chung của phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

Tuân thủ sự phân cấp của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội nói chung, hoạt động phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục nói riêng, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục dựa trên một số cơ sở sau:

Một là, xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp

quản lý nhà nước về giáo dục toàn diện, triệt để, đầy đủ cho chính quyền các cấp:

Chủ trƣơng phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc luôn đƣợc thể hiện nhất quán trong các văn kiện đại hội Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc đã đƣợc cụ thể hóa tại nội dung Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ: “Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ đƣợc giao”

Nhƣ vậy, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục là xuyên suốt từ trung ƣơng tới chính quyền các cấp, phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục đầy đủ nhằm kiện toàn, phát triển tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn quản lý giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt tất các lĩnh vực mà phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục là một nhân tố quan trọng.

Hai là, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục của tỉnh Băc Ninh cho

các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển giáo dục góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương:

Trong những năm gần đây, sự phát triển của đô thị và các khu công nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh đã bộc lộ nhiều vấn đề về quản lý cũng nhƣ phát triển giáo dục, kinh tế, đó là vấn đề phát triển đô thị, các khu công nghiệp đã và đang đặt ra các yêu cầu bức xúc cho chính quyền các cấp nhƣ dân số tăng nhanh kéo theo sĩ số học sinh các trƣờng tăng đột biến cơ sở hạ tầng cho các trƣờng học thiếu thốn, lạc hậu, sự quản lý thiếu tính thực tiễn, nặng về hình thức là nguyên nhân trực tiếp làm giảm chất lƣợng giáo dục. Nguy cơ tỉnh tụt hậu một số mặt về giáo dục so với tỉnh khác trong vùng nhƣ Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng là điều có thể xảy ra. Mặt khác việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục chƣa hợp lý dẫn đến hạn chế khả năng phát triển so với nhu cầu giáo dục, chƣa tạo thế chủ động cho quản lý giáo dục.

Ba là, xuất phát từ thực tiễn công tác cải cách hành chính với yêu cầu

sắp xếp, đổi mới tổ chức hoạt động quản lý giáo dục của chính quyền, cơ quan quản lý chuyên môn các cấp đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về giáo dục trong tình hình mới:

Nhƣ trên đã đề cập, tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nƣớc nhƣng mật độ dân số tƣơng đối lớn, số lƣợng học sinh ở đa số các trƣờng tăng

đột biến. Trong bối cảnh mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh phải thực hiện đổi mới triệt để nhằm theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, tỉnh Bắc ninh chƣa khai thác hết thế mạnh nhƣ nguồn lực, vị trí địa lý, trình độ công nghệ. Công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục xảy ra nhiều vƣớng mắc, chƣa tạo ra tổng thể phù hợp, còn nhiều bất cập và hiệu quả chƣa cao. Phải chăng do tính “Ôm đồm” của cấp trên, nhiều việc quá không làm xuể, trong đó chính quyền cấp dƣới làm việc gì cũng phải chờ cấp trên, không tự chủ đƣợc trong công việc, không phát huy đƣợc tính năng động của chính mình. Trong khi đó, do không đƣợc phân cấp, không đƣợc giao nhiệm vụ và không có thẩm quyền, tính ỷ nại và không chịu trách nhiệm của các cấp dƣới lại tăng lên những hạn chế này đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

- Thủ tục hành chính vẫn còn rƣờm rà, nhiều tầng nấc do phải qua nhiều cấp, “nhiều cửa”.

- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, ban ngành còn trùng lặp, thiếu tính phối hợp công tác của UBND các cấp với các sở, phòng và các trƣờng.

- Một số cán bộ, công chức, viên chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Sự luân chuyển, điều động nhiều khi chỉ mang tính hình thức, không đúng chuyên môn hoặc đối tƣợng. Các biểu hiện tiêu cực thƣờng xuyên xảy ra làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu tăng thẩm quyền và nâng cao tính chịu

trách nhiệm của các cấp chính quyền trong lĩnh vực được phân cấp:

Trong thực tiễn quản lý giáo dục hiện nay UBND cấp dƣới, phòng GD&ĐT, các trƣờng thƣờng có rất ít quyền, mọi vấn đề có liên quan đến công việc đều phải phụ thuộc vào cấp trên. Do vậy, khi đã không có quyền thì giải quyết công việc sẽ rất khó khăn, thậm chí gây lãng phí thời gian, phiền nhiễu

cho nhân dân. Do vậy phân cấp vừa là điều kiện thiết yếu giúp cho chính quyền cấp dƣới và các cơ quan quản lý giáo dục có thêm quyền, tăng tính chủ động, sáng tạo trong công tác, vừa là tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục của chính bản thân cơ quan đơn vị đó.

Năm là, Phân cấp QLNN về giáo dục cho chính quyền cấp huyện, xã sẽ

làm giảm tải lượng công việc không nhất thiết phải thực hiện tại cấp tỉnh:

Cấp tỉnh là nơi có quá nhiều công việc phải làm, tuy nhiên, việc phân cấp cho cấp dƣới lại chƣa cụ thể, hàng loạt các công việc nếu giao cho cấp dƣới hoặc cơ quan chuyên môn thì sẽ hiệu quả hơn. Do vậy, chức năng ban hành chủ trƣơng , chính sách vĩ mô của UBND tỉnh đã không phát huy đƣợc kết quả đúng mức. Mặt khác, kể từ khi có nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về phân cấp QLNN về giáo dục thì áp lực của UBND tỉnh, huyện càng tăng, thẩm quyền hành chính chủ yếu theo kiểu cơ chế “xin - cho”.

* Mục tiêu của phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh

Nhƣ vậy, các chủ trƣơng phân cấp của tỉnh nhằm mục đích:

Phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sở nội vụ, sở GD&ĐT, UBND cấp huyện, phòng GD&ĐT và các trƣờng học trong tỉnh theo thẩm quyền trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm theo từng công việc khi phân cấp.

Bảo đảm sự quản lý theo hƣớng tập trung, thống nhất và thông suốt từ chính quyền tỉnh tới chính quyền cơ sở, nâng cao kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính, tăng cƣờng hiệu quả QLNN về giáo dục, từng bƣớc phát triển giáo dục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xứng tầm với trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nƣớc.

Quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phân cấp quản lý (thể hiện ở các Nghị quyết Trung ƣơng 29, Trung ƣơng 8 khóa XI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng), chúng ta đã có những giải pháp tích cực, cụ thể trong việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nƣớc trung ƣơng – địa phƣơng.

Quá trình thực hiện phân cấp đã tạo dần các yếu tố mạnh mẽ và đồng bộ cho chính quyền địa phƣơng trong tình hình mới. Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh hiện nay.

Phát huy tính năng động quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền , trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền Tỉnh.

Phân cấp quản lý nhà nƣớc trên cơ sở thực tiễn hoạt động giáo dục, phân cấp quản lý giáo dục nhằm tăng chất lƣợng và hiệu quả quản lý giáo dục, gia tăng kỷ cƣơng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hạn chế tối đa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực và quá tải trong giáo dục mà lâu nay vẫn thƣờng xuyên xẩy ra.

Việc phân cấp trong quản lý giáo dục không đơn giản là giao nhiệm vụ cho cấp dƣới mà còn là giao phó quyền hạn với tƣ cách là những điều kiện tiên quyết để cấp dƣới có thể thực thi, hoàn thành nhiệm vụ. Phân cấp cũng không chỉ là giao phó nhiệm vụ và quyền hạn mà còn là chỉ rõ mục tiêu phải đạt , quy định phạm vi trách nhiệm cho cấp dƣới trong việc thực hiện chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên xuống cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới để thực thi một số nhiệm vụ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc phân cấp, mỗi cấp quản lý có quyền chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với

việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt các mục tiêu trong các công việc của mình.

Việc phân cấp trƣớc hết gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận của toàn hệ thống giáo dục. Vấn đề đặt ra hiện nay là điều chỉnh chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý giáo dục; Giữa cơ quan quản lý cấp trung ƣơng với địa phƣơng và cơ sở giáo dục nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội và khắc phục những mặt còn yếu kém. Đây là vấn đề lớn, khó, cần nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận để từng bƣớc tìm lời giải. Một trong những khía cạnh quan trọng của việc phân định chức năng, nhiệm vụ đối với hệ thống quản lý giáo dục trong tỉnh là sự phân cấp quản lý giữa sở giáo dục vơí Uỷ ban nhân dân các huyện và sự phân công nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện cho các phòng địa phƣơng và giữa Uỷ ban nhân dân cấp huyện với các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh có liên quan khác.

Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở tỉnh, thực chất là sự giao phó quyền hạn quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Giáo dục và Đào tạo, ở một phƣơng diện nhất định, phân cấp đồng thời là sự giảm bớt quản lý trực tiếp của cấp trên và kéo theo phƣơng thức để thực hiện việc quản lý của cấp dƣới. . Nhƣ vậy phân cấp hoàn toàn không có nghĩa là buông lỏng quản lý. Khi quyền quyết định đƣợc giao cho cấp dƣới không có nghĩa là cấp trên hết trách nhiệm, quyền hạn. Thay vì trƣớc đây, cấp trên phải trực tiếp quản lý nội dung công việc và nắm quyền ra quyết định thì sau phân cấp, cấp trên nắm quyền giám sát, giữ vai trò định hƣớng cho hoạt động.

Mục tiêu phân cấp trong quản lý giáo dục của tỉnh nhằm phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống

quản lý giáo dục, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các huyện trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất của sở Giáo dục và Đào tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)