Nội dung phân cấp quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Nội dung phân cấp quản lýnhà nƣớc về giáo dục

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, nền giáo dục của nƣớc ta còn có những yếu kém cần khắc phục, đó là: Yếu về chất lƣợng; mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chƣa cao; đội ngũ giáo viên còn yếu kém; cơ sở vật chất còn thiếu; chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tƣợng tiêu cực, thiếu kỷ cƣơng chậm đƣợc khắc phục…Một trong những nguyên nhân của những yếu kém do chƣa giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển nhanh về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng và khả năng hạn hẹp về nguồn lực, do đó, đổi mới quản lý giáo dục là một vấn đề cấp bách cần sớm thực hiện, trong đó vấn đề phân cấp quản lý giáo dục nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục là một nội dung phải đƣợc quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, việc phân cấp trong quản lý giáo dục không đơn giản là giao nhiệm vụ cho cấp dƣới mà còn là giao phó quyền hạn với tƣ cách là những

điều kiện tiên quyết để cấp dƣới có thể thực thi, hoàn thành nhiệm vụ. Phân cấp cũng không chỉ là giao phó nhiệm vụ và quyền hạn mà còn là chỉ rõ mục tiêu phải đạt, quy định phạm vi trách nhiệm cho cấp dƣới trong việc thực hiện nhiệm vụ để đạt đƣợc các mục tiêu. Nhƣ vậy, phân cấp còn đƣợc hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên xuống cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới để thực thi một số nhiệm vụ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc phân cấp, mỗi cấp quản lý có quyền chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt các mục tiêu trong các công việc của mình.

Mục tiêu phân cấp trong quản lý giáo dục là nhằm phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống quản lý giáo dục, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất của Bộ giáo dục và đào tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Nội dung phân cấp trƣớc hết đƣợc gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận của toàn bộ hệ thống giáo dục. Vấn đề đặt ra hiện nay là điều chỉnh chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý giáo dục; Giữa cơ quan quản lý cấp trung ƣơng với địa phƣơng và cơ Sở giáo dục nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu đòi của xã hội và khắc phục những mặt còn yếu kém. Đây là vấn đề lớn, khó, cần nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận để từng bƣớc tìm lời giải. Một trong những khía cạnh quan trọng của việc phân định chức năng, nhiệm vụ đối với hệ thống quản lý giáo dục tỉnh và sự phân công nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho các Sở địa phƣơng và giữa Bộ giáo dục với các Bộ, Ban, Ngành ở trung ƣơng có liên

Tuy nhiên, quy mô của việc chuyển giao này rất đa dạng, từ phân cấp quản lý hành chính, quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn đến quản lý tài chính. Mặc dù về lý thuyết, phân cấp là đúng đắn và có nhiều lợi ích chung nhƣng trên thực tế, để thành công, quá trình này lại phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của các nhà quản lý, hệ thống chính trị, động lực cải cách cũng nhƣ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, mối quan hệ tƣơng tác giữa ngành giáo dục với các ngành khác và ngay trong chính ngành giáo dục.

Nội dung về phân cấp quản lý giáo dục đƣợc thể hiện nhƣ sau:

* Về chuyên môn, nghiệp vụ:

- Lập ra các tiêu chuẩn giáo dục: Trung ƣơng thích hợp trong việc lập ra các tiêu chuẩn nhằm đáp ứng thị trƣờng lao động và hỗ trợ những khu vực có kết quả hoạt động chƣa cao.

- Lập kế hoạch phát triển giáo dục : Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm trƣớc và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch mới, việc lập kế hoạch theo quy trình từ cấp thấp lên cấp cao.

-Thiết kế chƣơng trình: Bộ giáo dục thiết kế khung chƣơng trình quốc gia. Chính quyền địa phƣơng đƣợc trao quyền rộng rãi trong việc thiết lập chƣơng trình học phù hợp với địa phƣơng trên nền tảng khung chƣơng trình của Bộ.

- Đánh giá học sinh: Trung ƣơng đóng vai trò ra các quy định đối với cấp địa phƣơng trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua việc thiết lập hệ thống kiểm tra toàn quốc. Cấp địa phƣơng tiến hành theo dõi chất lƣợng học sinh thƣờng xuyên thông qua các báo cáo định kỳ của các trƣờng. Ở cấp trƣờng, việc theo dõi đánh giá học sinh đƣợc các giáo viên thực hiện hàng ngày.

- Biên soạn sách giáo khoa: Trung ƣơng thực hiện, nhằm mục đích đảm bảo sự hài hòa nội dung sách giáo khoa với việc thiết kế chƣơng trình và mục tiêu phát triển giáo dục.

- Thanh tra, kiểm tra chuyên môn: Trung ƣơng ban hành luật về thanh tra, kiểm tra. Cấp địa phƣơng thực thi nhiệm vụ theo luật đã ban hành đồng thời lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể, có báo cáo theo định kỳ.

*Về tổ chức, nhân sự:

- Công tác tổ chức bộ máy: Trung ƣơng ban hành nghị định về công tác tổ chức bộ máy, cấp địa phƣơng thực hiện theo phân cấp:

Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho:

+ Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý một số đơn vị sự nghiệp nhƣ: Các trƣờng THPT, trƣờng CĐSP, trƣờng nghề, trung tâm GDTX.

+ UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục MN, TH, THCS. Đồng thời ủy quyền một số lĩnh vực cho Phòng giáo dục

- Công tác quản lý nhân sự:

+ Tuyển dụng và đề bạt giáo viên: Giáo viên là các viên chức nhà nƣớc, và các tiêu chuẩn để trở thành viên chức do Bộ nội vụ quy định. Quy trình tuyển dụng đƣợc UBND Tỉnh quy định dựa trên thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ.

+ Công tác thuyên chuyển giáo viên: Theo công tác tổ chức bộ máy thì cơ quan quản lý cấp nào thì điều động giáo viên cấp đó.

*Về tài chính và ngân sách:

- Tài chính giáo dục:

Phân bổ tài chính giữa các cấp quản lý là một cơ chế tài chính phổ biến. Theo cơ cấu này, những tỉnh thực hiện quản lý toàn diện với một số cấp học, trung ƣơng sẽ thực hiện hỗ trợ tài chính theo hai cách:

Trung ƣơng phân bổ các nguồn thu thuế cho chính quyền địa phƣơng nhằm tạo nguồn tài chính cho công tác giáo dục;

Nếu nguồn thu ngân sách là tập trung, trung ƣơng sẽ thực hiện phân bổ ngân sách giáo dục từ trung ƣơng xuống các chính quyền cấp dƣới.

Ngoài các nguồn tài chính trên, một số chính quyền địa phƣơng còn đƣợc nhận thêm các khoản hỗ trợ từ trung ƣơng nhằm thực hiện một số mục tiêu riêng của từng địa phƣơng trong lĩnh vực giáo dục.

Bên cạnh phƣơng thức này, chính phủ đã tiến hành phân cấp tài chính giáo dục xuống cấp địa phƣơng thông qua phƣơng pháp thu hồi chi phí và quản lý mang tính cộng đồng. Theo đó các chi phí cho giáo dục bao gồm: tiền lƣơng giáo viên, xây dựng trƣờng học…sẽ đƣợc huy động thông qua các khoản đóng góp của địa phƣơng và cha mẹ học sinh nhƣ: học phí, các khoản thu không thƣờng xuyên và cả những đóng góp tự nguyện của ngƣời dân bằng tiền mặt hay hiện vật. Nếu các khoản đóng góp này bù đắp các chi phí giáo dục thì đây là phƣơng pháp thu hồi chi phí toàn phần và ngƣợc lại, nếu vẫn phải một phần hỗ trợ từ cấp trung ƣơng để bù đắp chi phí thì gọi là phƣơng pháp thu hồi chi phí từng phần

- Sửa chữa và xây dựng mới trƣờng học:

Cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng mới và các khoản sửa chữa mới. Cấp địa phƣơng cùng với cộng đồng dân cƣ chịu trách nhiệm về các khoản sửa chữa nhỏ.

Thực chất nội dung phân cấp quản lí nhà nƣớc về giáo dục là việc xác định lại và phân công lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp, mà ở đây trong khuôn khổ của Luận văn, tôi chỉ xin đề cập đến việc phân cấp giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh với Sở giáo dục và đào tạo và Uỷ ban nhân dân các Huyện , Giữa UBND cấp Huyện với Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã và các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)