Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới, tăng cƣờng phân cấp quản lý

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Đối với UBND tỉnh

Phải giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan đến phƣơng thức quản lý nhà nƣớc có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nhu cầu thực tế về giáo dục trên địa bàn Tỉnh

Xây dựng cơ chế giám sát, tránh tình trạng cục bộ địa phƣơng, khả năng phân tán, tình trạng vô chính phủ. Vì vậy UBND Tỉnh nên nắm bắt quyền chủ động trong việc điều tiết phân cấp; tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm khi có dấu hiệu vi phạm.UBND Tỉnh khi thực hiện phân cấp phải bảo đảm sự thống nhất trên toàn Tỉnh về cơ chế,chính sách và quyết định những vấn đề quan trọng về giáo dục nhƣng cũng phải đảm bảo tính chủ động cho các cấp quản lý giáo dục ở địa phƣơng.

- Những việc mà UBND tỉnh ra quyết định khi đƣợc sự nhất trí của HĐND tỉnh:

+ Việc thành lập, giải thể trƣờng trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hƣớng nghiệp.

+ Việc quy định tổ chức bộ máy phòng giáo dục và đào tạo (dựa vào quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ cấu tổ chức của Phòng giáo dục và đào tạo);

+ Việc ban hành các chính sách cho giáo dục địa phƣơng và phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục địa phƣơng;

+ Việc công nhận trƣờng trung học cơ sở, tiểu học, mầm non đạt chuẩn quốc gia (trên cơ sở các chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

+ Việc phê duyệt chỉ tiêu biên chế giáo dục địa phƣơng;

+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng địa phƣơng, trƣờng trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông;

+ Việc phê duyệt chỉ tiêu ngân sách giáo dục địa phƣơng;

+ Việc phê duyệt chỉ tiêu đào tạo giáo viên trung học cơ sở và tiểu học; + Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục của tỉnh.

- Những việc mà UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Việc phê duyệt quy hoạch mạng lƣới các trƣờng thuộc tỉnh quản lý; + Việc thành lập, giải thể trƣờng trung học chuyên nghiệp địa phƣơng; + Việc quy định tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

3.2.2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Việc phân bổ chỉ tiêu biên chế của ngành giáo dục cho các phòng giáo dục và đào tạo và các trƣờng theo sĩ số học sinh, số lớp và định biên nhà nƣớc;

+ Việc quản lý công tác nhân sự (thuyên chuyển, điều động, cử đi học, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ giáo viên) trong tỉnh;

+ Việc lựa chọn/bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và giám đốc trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hƣớng nghiệp;

+ Việc tổ chức bồi dƣỡng giáo viên trên địa bàn;

+ Việc cụ thể hóa phần lựa chọn của chƣơng trình giáo dục và danh mục tài liệu tham khảo cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện địa phƣơng;

+ Việc cụ thể hóa các quy định danh mục bổ sung về thiết bị dạy học theo chƣơng trình giáo dục cho phù hợp với trình độ và điều kiện địa phƣơng;

+ Việc ban hành tài liệu hƣớng dẫn giáo viên trên địa bàn;

3.2.2.3. Đối với UBND cấp huyện

UBND cấp huyện là nơi thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phổ thông và mầm non. Do vậy, trách nhiệm của cấp này nặng nề nhất. Tuy nhiên do tính chất công việc nên chính quyền cấp này phải có những giải pháp thực sự hữu ích mới tạo ra bƣớc đột phá trong công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Chính vì lẽ đó mà UBND cấp huyện phải đƣa ra quyền quyết định nhƣ sau:

+ Việc phân bổ chỉ tiêu ngân sách giáo dục các phòng giáo dục và đào tạo và các trƣờng trong địa bàn;

+ Việc quản lý công tác nhân sự ( khen thƣởng, kỷ luật cán bộ giáo viên) trong huyện

3.2.2.4. Đối với phòng giáo dục và đào tạo

+ Việc lựa chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non;

+ Việc quản lý công tác nhân sự (thuyên chuyển, điều động, cử đi học) trong huyện.

3.2.3. Một số điều kiện bảo đảm thực hiện các giải pháp 3.2.3.1. Về cơ sở vật chất 3.2.3.1. Về cơ sở vật chất

Hiện tại, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục và quản lý giáo dục còn thiếu và chƣa hiện đại. do vậy, muốn công tác quản lý giáo dục đạt hiệu quả, phải tiến hành đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu nhƣ: Trƣờng, lớp, trụ sở làm việc, các loại máy móc bổ trợ, hệ thống công nghệ thông tin quản lý chuyên ngành. Trong việc phân cấp xây dựng trƣờng học cho UBND cấp xã đã gây nhiều khó khăn cho cấp này nhƣ: kinh phí của các xã khác nhau, nguồn để đầu tƣ hạn hẹp. Do đó phân cấp phải song hành với đầu tƣ hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị nhằm đảm bảo việc phân cấp có hiệu quả, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

3.2.3.2. Về tổ chức bộ máy

Nhƣ ta đã biết, qua nhiều lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhƣng thực tế, bộ máy quản lý giáo dục vẫn phình to và quản lý nhiều mặt chƣa hiệu quả. Trƣớc thực tiễn này, phải tiến hành cải tổ lại bộ máy quản lý nhà nƣớc về giáo

dục theo hƣớng uỷ quyền mạnh hơn nữa cho Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện nhƣng không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và tránh đƣợc hiện tƣợng “ vừa đá bóng, vừa thổi còi” . Muốn vậy, phải tiến hành từng bƣớc việc sắp xếp, đổi mới bộ máy quản lý.

3.2.3.3. Về công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục chƣa đảm bảo tính “ vừa hồng vừa chuyên”. Do vậy, phải tiến hành bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên ngành, giúp cho họ hiểu sâu về công tác quản lý mang tính đặc thù và là điều kiện thiết yếu bảo đảm tăng cƣờng công tác phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, cần khẳng định xu hƣớng phân cấp là một xu thế tấy yếu và không thể phủ nhận đƣợc trong tiến trình cải cách hành chính, việc phân cấp quản lý giáo dục là một bộ phận nằm trong chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính của nƣớc ta. Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục vừa là yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay, vừa là một tất yếu khách quan xuất phát từ sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bap cấp sang cơ chế thị trƣờng có định hƣớng XHCN và cũng là hƣớng đi của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Phân cấp quản lý nhà nƣớc là xu thế tất yếu trong cải cách hành chính của các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta. Đặc biệt trong bối cảnh mới, phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục là một trong những mũi nhọn chủ đạo nhằm định hƣớng xây dựng mô hình giáo dục phát triển.

Trong thời gian qua chúng ta đã từng bƣớc tiến hành phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc nhƣ đã từng bƣớc phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục các cấp, từng bƣớc thể chế hóa các quy định về phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục… Tuy nhiên phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp, nhiều chồng chéo trong cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục và các ngành chức năng, dẫn đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục của các cơ quan quản lý chƣa cao.

Phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục trong thời gian tới cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm (về quản lý chuyên môn; về quản lý tổ chức, nhân sự; và quản lý tài chính) của từng cấp; đồng thời quy định rõ mối quan hệ

quyền hạn, trách nhiệm giữa ngành Giáo dục với UBND các cấp và với các ban, ngành khác, có nhƣ vậy mới có thể thực hiện thành công tiến trình phân cấp quản lý giáo dục.

Đặc biệt Giáo dục Bắc Ninh đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Ngành Giáo dục Bắc Ninh đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hƣớng đến năm 2030", đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Xây dựng sự nghiệp giáo dục Bắc Ninh phát triển toàn diện, vững chắc, cơ cấu và quy mô cân đối, đạt kết quả vƣợt trội về chất lƣợng và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 giáo dục tỉnh Bắc Ninh đứng trong tốp đầu của cả nƣớc; Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các cấp học; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non dƣới 5 tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học (đến năm 2020 có 95% trở lên số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tƣơng đƣơng).

Do đó Giáo dục Bắc Ninh cần phải thực hiện các khâu đột phá: Đổi mới công tác quản lý; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới phƣơng pháp dạy học và giáo dục; nâng cao chất lƣợng dạy học; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng xuống dƣới 5%; có nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, có học sinh dự thi quốc tế; tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo đạt 83% trở lên.

Hoàn thiện hệ thống mạng lƣới trƣờng, lớp phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình đào tạo; Đẩy mạnh thực hiện kiên cố hóa trƣờng lớp học, xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 100% trƣờng học đƣợc xây dựng kiên cố cao tầng và đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 80% trở lên.

Với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của toàn ngành và sự ủng hộ của nhân dân, giáo dục Bắc Ninh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn

nữa để xứng đáng với truyền thống của các thế hệ đi trƣớc, góp phần quan trọng vào quá trình đƣa Bắc Ninh sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, đóng góp sức lực và trí tuệ của toàn ngành để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trƣớc những yêu cầu và thách thức trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn cho công tác phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Đề tài chỉ phần nào làm rõ đƣợc một số vƣớng mắc, hạn chế và đƣa ra một số giảo pháp cơ bản cho công tác phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục tại tỉnh Bắc Ninh, thiết nghĩ vẫn còn nhiều thiếu sót cần đƣợc góp ý bổ sung để hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Báo tuổi trẻ số 204

2. Bộ Nội vụ Ban Chủ nhiệm CT 121 Báo cáo thực hiện đề án phân cấp quản lý nhà nƣớc trung ƣơng, địa phƣơng, Hà Nội 2005.

3. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục, Hà Nội -2002. 4. Chiến lƣợc phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc

gia, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

5. Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

6. Dự án hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo hiện trạng và khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 7/2003. 7. Dự án hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Hiện trạng và khuyến nghị

về tổ chức bộ máy quản lý giáo dục địa phƣơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 12/2003.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa VII – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ tám (khóa XI) – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2013

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2016.

12. Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trƣơng, thực hiện, đánh giá. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

13. Giáo dục học đại cƣơng – NXB Dại học Đà Lạt

14. GS. Đoàn Trọng Tuyến: Nhà nƣớc và tổ chức hành pháp của các nƣớc tƣ bản. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội,1993

15. Hiến pháp 2013 – NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội 16. Kế hoạch số 77. Của UBND tỉnh Bắc Ninh

17. Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. 18. Luật Giáo dục – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005. 19. Luật Giáo dục – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009 20. Luật viên chức năm 2010

21. Một số vấn đề lý luận và những ứng dụng vào chiến lƣợc giáo dục, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009

22. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục 23. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/9/2016 quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

24. Nghị định số 69/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25. Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

27. Nghị quyết số: 29-NQ/TW. Hội nghị BCH TW 8 khóa XI .

28. Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phƣơng hƣớng chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.

29. Nghị quyết của Chính phủ số 21/2016/NQ-CP ngày 21/3/2016 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

30. Nguyễn Hải Hà, “Về vấn đề phân cấp quản lý hành chính”, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật luật số 1/2001.

31. Nguyễn Khánh, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phƣơng thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp, Tạp chí Cộng sản số 35, tháng 12/2002.

32. Nguyễn Ký - “ Một số suy nghĩ về phân công, phân cấp giữa trung ƣơng với các cấp chính quyền địa phƣơng”

33. Phân cấp quản lý hành chính chiến lƣợc cho các nƣớc đang phát triển. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

34. Phan Văn Các - “ Từ điển tiếng việt” NXB. Giáo dục

35. PGS.TS Đặng Quốc Bảo: Đề cƣơng bài giảng nguồn nhân lực con ngƣời (2007)

36. PGS.TS Đặng Bá Lãm : QLNN về giáo dục lí luận và thực tiễn. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005

37. PGS. TS Võ Kim Sơn: Phân cấp quản lý nhà nƣớc lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

39. Từ điển tiếng việt – NXB Đà Nẵng, 2003

40. Từ điển bách khoa Việt Nam – NXB từ điển bách khoa Hà Nội

Tiếng Anh:

41. Administrative Reform Toward Promoting Productivity in Bureaucratic Performance. EROPA 1992.

42. Business process reengineering (Hammer and Champy, 1993) 43. Decentralization: Sampling of Definition. UNDP, 10-1999

44. International Review of Administrative Science, 47 (2) Rondinelli, et al

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)