7. Kết cấu của luận văn
3.1. Một số quan điểm định hƣớng phân cấp quản lýnhà nƣớc về
3.1.3. Xác định rõ nguyên tắc phân cấp trong quản lýnhà nƣớc về
giáo dục ở tỉnh
Việc phân cấp cần tuân thủ theo một hệ thống các nguyên tắc bao gồm: Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện việc quán triệt quyền lực tập trung vào cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục cấp tỉnh, đảm bảo quản lý thống nhất về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và thể chế, chính sách, chiến lƣợng, quy hoạch, kiểm tra thanh tra, đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi chính quyền huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trên địa bàn.
Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ, nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc giáo dục không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành và lãnh thổ.
Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi phân cấp phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, với đặc thù của giáo dục cũng nhƣ phù hợp với chủ trƣơng phân cấp của trung ƣơng với địa phƣơng.
Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc đƣợc quán triệt trong mọi nguyên tắc phân cấp khác sao cho việc phân cấp phải đảm bảo tính hiệu quả. Theo nguyên tắc này, việc nào, cấp nào thực hiện có hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó. Phân cấp phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, do đó, mỗi việc chỉ do một cấp thực hiện, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cấp đó.
Tuy nhiên, quy mô của việc chuyển giao này rất đa dạng, từ phân cấp quản lý hành chính, quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn đến quản lý tài chính. Mặc dù về lý thuyết, phân cấp là đúng đắn và có nhiều lợi ích nhƣng quan điểm của các nhà quản lý, hệ thống chính trị, động lực cải cách cũng nhƣ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, mối quan hệ tƣơng tác giữa ngành giáo dục với các ngành khác và ngay trong chính ngành giáo dục.