huyện
1.2.4.1. Công tác quy hoạch dự án
Công tác quy hoạch đầu tư XDCB có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu chiến lược, giúp cho KTXH phát triển lành mạnh, đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Những căn cứ để lập quy hoạch dự án: Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của địa phương, quy hoạch phát triển ngành có liên quan; định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Nội dung của công tác quy hoạch: Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, KTXH; xác định các động lực phát triển địa phương; xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư, các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện; dự báo tác động môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch.
1.2.4.2. Công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Kế hoạch đầu tư XDCB gồm kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH hằng năm và cân đối vốn đầu tư XDCB hằng năm.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn giai đoạn trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương, mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của địa phương; quy hoạch phát triển của địa phương đã được phê duyệt; nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng
KTXH, khả năng cân đối vốn NSNN, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN; dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB hằng năm căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm trước; kế hoạch phát triển KTXH hằng năm; kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn; nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH trong năm kế hoạch.
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hàng năm phải phù hợp với các mục tiêu phát triển tại định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư XDCB và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; kế hoạch đầu tư XDCB hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn đã được phê duyệt.
1.2.4.3. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nguyên tắc bố trí vốn cho từng dự án phải có trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hằng năm vốn NSNN; tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định; phù hợp với khả năng cân đối vốn NSNN trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hằng năm; mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức vốn của dự án đã được phê duyệt. Tập trung bố trí vốn đầu tư XDCB để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án
quan trọng, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2.4.4. Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
Lập dự toán chi đầu tư XDCB được tiến hành đồng thời với lập dự toán chi NSNN nói chung, do đó nó được lập trong sự cân đối tổng thể của chi NSNN hàng năm. Dự toán chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2.4.5. Việc thực hiện dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. - Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Chấp hành chi đầu tư XDCB từ NSNN phải được thực hiện nghiêm ngặt, kiên quyết không thanh toán những công trình, dự án không có trong dự toán và không tuân thủ theo quy định trên, đình chỉ ngay những dự án kém hiệu quả để tránh lãng phí hơn nữa nguồn vốn NSNN.
1.2.4.6. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán. Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân sách do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.
Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư giao cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn NSNN; chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn NSNN. Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
1.2.4.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện tập trung tại một số khâu như: việc chấp hành pháp luật về trình tự và thủ tục về XDCB, chế độ quản lý đầu tư XDCB; công tác lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư, dự toán đã được thẩm định, phê duyệt; việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án; khối lượng thực tế công trình hoàn thành, khối lượng công trình đã hoàn thành, công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, bàn giao công trình, đưa công trình vào sử dụng; việc thực hiện khấu hao công trình, việc thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình; tính kinh tế, thiệu quả, hiệu lực của dự án đầu tư XDCB.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tổng mức đầu tư, việc huy động, bố trí, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư, việc xây dựng dự toán, giá gói thầu, giá trúng thầu, chỉ định thầu, giá trị hợp đồng kinh tế.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành như khối lượng nghiệm thu, đơn giá, định mức thanh toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành, giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành, việc thanh toán các khoản chi phí khác.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc chấp hành các chế độ tài chính trong giai đoạn kết thúc đầu tư như xử lý công nợ, giá trị vật tư, thiết bị thừa tồn đọng, công tác quyết toán dự án.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hiệu quả dự án: Hiệu quả thực tế so với mục tiêu đầu tư, chi phí dự án, các nguồn vốn đầu tư dự án dự kiến.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được thực hiện bởi các cơ quan: Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra chuyên ngành. Mục đích của thanh toán, kiểm tra, kiểm toán nhằm xác định tính đúng đắn của các báo cáo về các vấn đề do chủ đầu tư lập.