Thứ nhất, điều kiện tự nhiên
XDCB thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, suối, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng kè, kênh, mương, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để
tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện KTXH. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về KTXH có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại địa phương.
Thứ ba, cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến
quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN tại địa phương.
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, đơn vị sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ tư, khả năng về nguồn lực NSNN
Dự toán về chi đầu tư XDCB từ NSNN được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi đầu tư XDCB từ NSNN không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KTXH ở địa phương để lập dự toán chi đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học cho huyện Đức Phổ
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Một số biện pháp quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, đó là:
Thứ nhất, coi trọng công tác quy hoạch, việc quy hoạch phải đi trước một bước, phải đồng bộ với đầu tư, đảm bảo được tính ổn định, có tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tế và công khai cho nhân dân được biết.
Thứ hai, kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư. Công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ. Cuối quý 3 hàng năm thực hiện điều tiết kế hoạch vốn bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án không có khối lượng để thanh toán và bổ sung cho các dự án đã hoàn thành còn thiếu vốn.
Thứ tư, việc bố trí vốn đầu tư được chú trọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng số dự án hoàn thành, ưu tiên bố trí vốn trả nợ XDCB,... đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả các công trình xây dựng.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Một số biện pháp quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đó là:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác bồi thường giải tỏa theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, một số quy hoạch công nghiệp và dân cư.
Thứ hai, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, giải pháp lâu dài và ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng ca chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
Thứ ba, tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý dự án. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Kiện toàn lại Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện.
1.4.2. Bài học cho huyện Đức Phổ về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Trong điều kiện kinh tế thị trường, bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng cần chú ý hiệu quả, chi ngân sách cũng vậy, cũng cần chú ý đến hiệu quả. Có thể nói theo
đuổi hiệu quả lớn nhất hoặc hiệu quả tốt nhất của chi đầu tư XDCB từ NSNN là điểm xuất phát căn bản của tăng cường quản lý chi ngân sách. Hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN là tiến hành đo lường hiệu quả KTXH đã có được từ chi đầu tư XDCB từ NSNN cao hay thấp, nhằm mục đích tăng cường kiểm soát vĩ mô và quản lý vi mô của chi ngân sách, thúc đẩy phân phối và sử dụng hợp lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB.
Qua kinh nghiệm công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi như sau:
Một là, tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác quy hoạch xây dựng, chú trọng quy hoạch chung của huyện, quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ, thực hiện công khai hóa quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.
Hai là, làm tốt công tác lập kếhoạch, đặc biệt là kế hoạch đầu tư phải gắnkết chặt chẽ với ngân sách, chính sách và chiến lược phát triển của đất nước, của địa phương, thực hiện quản lý chi tiêu công trong trung và dài hạn nhằm có kế hoạch vốn dài hơi cho đầu tư XDCB.
Ba là, coi trọng công tác thẩm định, đặc biệt là phân tích lợi ích của dự án đầu tư XDCB, nó quyết định một dự án có được chấp nhận hay không, nên phân bổ nguồn vốn hạn chế đó cho dự án A hay dự án B nhằm đạt được hiệu quả cuối cùng của chi NSNN. Vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể hơn các phương pháp, kỹ thuật thẩm định cho từng chính sách, chương trình, dự án đầu tư XDCB; các kết quả đầu ra và kết quả của mỗi chính sách, chương trình, dự án cần có các quy định rõ ràng và có chỉ tiêu đo lường cụ thể.
Bốn là, công tác thanh tra, kiểmtra có ý nghĩa thật sự, kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở tương lai. Tăng cường giám sát của cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người dân kiểm tra hiệu quả của chi ngân sách.
Năm là, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên.
Sáu là, nhân tố con người và kỹ năng quản lý đầu tư XDCB luôn được coi trọng và được chú trọng đầu tư một cách thích đáng.
1.5. Tính cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Thứ nhất, đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư
Trong thực tế, việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn nhiều bất cấp và tồn tại như: Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở; công tác quản lý vốn đầu tư còn kém... điều đó dẫn tới thất thoát vốn đầu tư ở hầu hết các dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Đây là vấn đề đang làm nhức nhối trong toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tránh thất thoát, tăng hiệu quả vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Thực hiện được điều này trước hết phải đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Như vậy, xuất phát từ thực trạng bất cập của cơ chế chi đầu tư XDCB từ NSNN nên cần phải đổi mới lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả KTXH của dự án đầu tư và chống thất thoát, lãng phí là tất yếu khách quan.
Thứ hai, đảm bảo hiệu quả KTXH trong đầu tư
Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực chính trị, thực hiện điều tiết và điều chỉnh đối với mọi hoạt động của xã hội, nhằm mục tiêu phát huy và khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước để thúc đẩy phát triển KTXH. Quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các chính sách để quản lý và điều tiết các hoạt động, trong đó có các hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN.
Cơ chế quản lý về đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp KTXH và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả KTXH cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan vào trong lĩnh vực đầu tư.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư XDCB của Nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kết cấu hạ tầng KTXH, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển tăng hàng năm.
Tóm tắt Chương 1
Trong chương này, luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề như: Phần lý luận chung đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN, nhất là hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN để làm cơ sở nghiên
cứu nội dung liên quan đến đề tài “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”. Trong những năm qua việc vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi chưa có tác giả nào đề cập đến. Với đề tài này trong chương một tác giả đã đi vào tổng hợp các lý luận về đầu tư XDCB, phân tích các đặc điểm của đầu tư XDCB, các giai đoạn của đầu tư XDCB và đặc điểm riêng trong từng giai đoạn đầu tư XDCB cần chú ý để nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB; vốn đầu tư XDCB và các nguồn vốn cho đầu tư XDCB, quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN, nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN, nội dung quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN nói chung; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho huyện Đức Phổ.
Những vấn đề lý luận trong chương một sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới ở chương 3.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Là một trong 13 huyện của tỉnh Quảng Ngãi, huyện Đức Phổ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh , trải dài từ 14,31o đến 14,60o vĩ bắc, giữa 108,49o đến 109,05o kinh đông. Chiều dài của huyện từ bắc vào nam là 38km, chiều ngang từ tây sang đông nơi rộng nhất là 21 km, phía Bắc giáp huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, phía tây giáp huyện Ba Tơ tỉnh Quảng