- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn.
- UBND tỉnh cần rà soát xây dựng bổ sung những định mức về đầu tư XDCB mới, xoá bỏ những định mức lạc hậu đảm bảo cho những hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoa học, tính thực tiễn cao.
- UBND tỉnh cần xây dựng các định mức chi NSNN về duy tu bảo dưỡng đường giao thông cấp huyện và cấp xã. Để từ đây có kế hoạch bố trí kinh phi hợp lý cho việc duy trì sữa chữa đảm bảo giao thông ở các cấp (định mức tính theo Km đường từng loại) vì đây là khoản kinh phí rất cần thiết nhưng cũng rất dẫn đến lãng phí.
- Có cơ chế hỗ trợ các xã khó khăn đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã, phường để thu dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Chính phủ và chương trình cụ thể của Tỉnh thì còn nhiều bất cập đối với các xã khó khăn như dân cư thưa thớt lại có thu nhập thấp hơn nhiều so với các vùng thuận lợi dẫn đến khả năng xã hội hóa thấp, mặt khác số km đường, kênh mương phải kiên cố hóa nhiều nếu không có cơ chế đặc thù thì không thể thực hiện được mục tiêu đặt ra...
- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý chi đầu tư XDCB, cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý chuyên môn đáp yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở các phân tích ở chương 2, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ đến năm 2020 và định hướng đầu tư XDCB và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ giai đoạn 2016-2020, tác giả đề xuất 7 giải pháp, trong đó có 6 giải pháp chính và một nhóm các giải pháp hỗ trợ khác. Các giải pháp: Rà soát các văn bản hiện hành về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp và tiếp tục hoàn thiện các văn bản có liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN theo phân cấp, hoàn thiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án và thẩm định dự án cần được ưu tiên hoàn thiện nhằm cải thiện nhanh nhất các hạn chế trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ.
Bên cạnh các nguyên khách quan cần phải kể đến các nguyên nhân chủ quan đã ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại Đức Phổ trong giai đoạn qua như: hạn chế về vốn đầu tư, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế… Do vậy, việc tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại Đức Phổ cần sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh và tinh thần nghiêm túc cải cách quản lý trong lĩnh vực này. Có như vậy thì quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN mới đạt được hiệu quả cao và phát huy hết vai trò của nó cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ nói riêng và của tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
KẾT LUẬN
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có tính cấp thiết, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước, là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, vì nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động: không chỉ là cơ chế chính sách, con người mà còn phụ thuộc mạnh mẽ về các điều kiện khách quan khác. Vì vậy, để đổi mới quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cần một thời gian vào điều kiện nhất định. Việc nghiên cứu một cách toàn diện lý luận cũng như thực tiễn quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN để đưa ra các giải pháp quản lý có hiệu quả là vấn đề quan trọng và cần thiết được đặt ra hiện nay.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện, luận văn nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ, và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc. Luận văn có một số đóng góp như sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN nói chung; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho huyện Đức Phổ.
- Khái quát hóa những nét chính về thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại về trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tích cực, nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới một cách hiệu quả hơn. Tác giả của luận văn hy
vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết và góp tiếng nói của mình vào việc hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của địa phương.
- Tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian qua để nhận định toàn diện những mặt mạnh, yếu, những ưu điểm, nhược điểm làm căn cứ cho các giải pháp được hướng tới. Từ đó, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới cho phù hợp hơn.
Với những đóng góp nêu trên hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới, phục vụ cho việc điều hành, quản lý nhà nước ở Đức Phổ được tốt hơn, chặt chẽ và hiệu quả hơn góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong quá trình nghiên cứu, chắn chắc luận văn không tránh khỏi sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn đọc về những thiếu sót trên. Tác giả xin trân trọng cảm ơn./
1. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư Số59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư Số19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
4 . Bộ Tài chính (2011), Thông tư Số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư Số08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
7. Võ Văn Cần (2014), Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
8. Chính phủ (2003), Nghị định Số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2002.
9. Chính phủ (2009), Nghị định Số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 quy định về quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
10. Chính phủ (2015), Nghị định Số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng.
11. Chính phủ (2015), Nghị định Số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
12. Chính phủ (2015), Nghị định Số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
14. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
15. Chính phủ (2015), Nghị định Số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 vềkếhoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
16. Chính phủ (2015), Nghị định Số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
17. Chính phủ (2016), Nghị định Số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
18. Vũ Minh Hiền (2013), Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Tư pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
19. HĐND huyện Đức Phổ (2016), Nghịquyết vềkế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn (2016-2020) thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện.
20. HĐND huyện Đức Phổ (2016), Nghịquyết về Đềánđầu tưphát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị giai đoạn 2016-2020.
21. Huyện ủy Đức Phổ (2016), Nghị quyết Hội nghịHuyện ủy lần thứ tư khóa XX về xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển huyện Đức Phổ trở thành thị xã giai đoạn 2016-2020.
22. Đồng Thị Văn Hồng (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
23. Lê Hoằng Bá Huyền (2008), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Thanh Minh (2011), Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
26. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước, nhà xuất bản chính trị quốc gia. 27. Quốc hội (2005), Luật đầutư, nhà xuất bản chính trị quốc gia.
28. Quốc hội (2014), Luật đầu tư công, nhà xuất bản chính trị quốc gia. 29. Quốc hội (2014), Luật xây dựng, nhà xuất bản chính trị quốc gia.
30. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước, nhà xuất bản chính trị quốc gia. 31. Quốc hội (2016), Nghịquyết số26/2016/QH1 ngày 10/11/2016 vềkếhoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
32. Nguyễn Hải Sơn (2014), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
33. Nguyễn Tấn Thành (2016), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
34. Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nướcởViệt Nam hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
35. Vũ Văn Thư (2014), Quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
36. Cấn Quang Tuấn về (2009), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
37. Đinh Công Tuyên (2014), Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
38. PGS.TS Trang Thị Tuyết (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội.
40. UBND huyện Đức Phổ (2014-2017), Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản của huyện Đức Phổ.
41. UBND huyện Đức Phổ (2016), Báo cáo kết quảtình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2011- 2015.
42. UBND huyện Đức Phổ (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ năm 2016.
43. UBND huyện Đức Phổ (2016), Kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện Đức Phổ giai đoạn 2016-2020.
44. Dương Anh Vĩ (2015), Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
45. Website: http://www.chinhphu.vn http://www.moc.gov.vn http://www.mof.gov.vn http://www.mpi.gov.vn http://www.quangngai.gov.vn http://www.xaydung.gov.vn