Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 110)

Nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện các chính sách pháp luật như: Luật đấu thầu, Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước,… Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến các quy định về quản lý đầu tư XDCB cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về việc thực hiện đầu tư XDCB và giải ngân vốn đầu tư.

Thứ hai, rà soát các văn bản hiện hành về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp và tiếp tục hoàn thiện các văn bản có liên quan đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo phân cấp.

Như đã phân tích ở chương 2, nguyên nhân cơ bản của quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN có hiệu quả chưa cao là do sự chưa hoàn thiện về Luật pháp và các quy định điều chỉnh trong quản lý chi đầu tư XDCB. Vì vậy, đây là vấn đề đầu tiên mà huyện Đức Phổ cần phải có giải pháp để tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện trong thời gian tới.

Cần rà soát các quy định của Trung ương, phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, đồng thời xây dựng quy định của Tỉnh để áp dụng thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện. Mặc dù việc rà soát này thuộc trách nhiệm của Trung ương nhưng huyện Đức Phổ cần căn cứ thực tiễn tình hình ở địa phương để tiến hành đối chiếu, rà soát nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung xây dựng, ban hành quy định cụ thể của địa phương cho phù hợp với tình hình thực tiễn, cụ thể:

Luật Đầu tư công quy định về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án khởi công mới trong cả giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, hiện nay khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế hằng năm và trong trung hạn của nước ta còn hạn chế, việc đảm bảo nguồn vốn để thực hiện đầu tư trong cả giai đoạn là khó thực hiện. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch trung hạn phụ thuộc vào “sức khỏe” của nền kinh tế là khó khả thi.

Luật Xây dựng quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng (trừ các dự án chuyên ngành thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành), đây là một trong những điểm mới của Luật Xây dựng, tuy nhiên thực tế số lượng dự án đầu tư xây dựng hằng năm rất lớn, trong khi lực lượng cán bộ của cơ quan chuyên môn tại các bộ, ngành và địa phương chỉ có hạn, do đó đã xảy ra tình trạng có dự án sau 180 ngày vẫn chưa được thẩm định, gây chậm muộn cho các công việc tiếp theo khi triển khai dự án.

Mặt khác, Luật Đầu tư công có quy định về vốn chuẩn bị đầu tư, tuy nhiên Luật Xây dựng không quy định về việc phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư cũng như cấp có thẩm quyền phê duyệt chuẩn bị đầu tư (do trình tự đầu tư xây dựng chỉ có 3 quy trình là chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng). Do vậy, các Chủ đầu tư và Kho bạc nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát chi và giải ngân vốn cho dự án.

Luật Đầu tư công có quy định vốn đầu tư nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ được giải ngân trong 2 năm. Quy định này vô hình chung đã tạo cho các Chủ đầu tư có tâm lý “ỳ ạch, trì trệ” và không tích cực đến cơ quan Kho bạc nhà nước để giải ngân vốn.

Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Đầu tư công năm 2014 ra đời về cơ bản đã tháo gỡ nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định của các luật này vẫn tồn tại một số vướng mắc, chưa phủ kín hết hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các đơn vị tham gia quá trình đầu tư xây dựng, đặc biệt là quá trình chuẩn bị dự án và thẩm định dự án.

Xem xét và điều chỉnh một số điểm trong Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng theo hướng:

Về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm: cần cân nhắc, xem xét để cân đối giữa tỷ lệ thu - tỷ lệ chi, cân đối giữa chi đầu tư - chi thường xuyên, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, cần thiết có thể mời các chuyên gia tư vấn để xây dựng cơ sở dự báo bám sát với điều kiện thực

tế để hoàn thiện kế hoạch trung hạn và hằng năm. Hoặc có thể, kiến nghị cơ quan chức năng xem xét chỉ quy định kế hoạch trung hạn với thời gian ngắn hơn (2-3 năm) cho phù hợp.

- Về thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế dự án cần phân cấp, phân quyền cho các đơn vị. Theo đó, các Bộ, ngành và Địa phương sẽ chủ động hơn

trong việc quản lý dự án, đồng thời giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Các dự án sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư và đưa vào thực hiện sẽ làm tăng tỷ lệ giải ngân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Mặt khác, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đồng nhất quy trình đầu tư xây dựng, hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành những hướng dẫn cụ thể để tránh gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện. Thực tế, nhiều đơn vị vẫn lúng túng trong việc xác định vốn chuẩn bị đầu tư trong tổng mức đầu tư làm căn cứ để cơ quan Kho bạc nhà nước kiểm soát thanh toán vốn.

Trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cần xây dựng và kịp thời ban hành quy định của Tỉnh theo hướng công khai rõ ràng, minh bạch, trọng tâm là quy định rõ trình tự, trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện các nội dung công việc, chế tài và quy trình áp dụng chế tài đối với các vi phạm. Các quy định này cần được thường xuyên rà soát với thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. UBND Tỉnh cần quy định rõ hơn nữa việc chủ đầu tư thuê tư vấn, trình tự tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, trình tự, thủ tục xin được giao đất, cho thuê đất đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất, chế tài cụ thể xử lý các vi phạm, thời gian lập dự án chưa phù hợp với thực tiễn… Ở đây cần chi tiết và rõ ràng hơn nữa các quy định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong từng khâu quản lý để tăng cường hiệu lực của Luật pháp và quy định trong chi đầu tư XDCB từ NSNN.

Thời gian xây dựng, ban hành quy định cụ thể của Tỉnh để thực hiện các quy định của Trung ương còn dài dẫn đến tình trạng áp dụng quy định thiếu thống nhất,

chậm xử lý các bất cập… Vì vậy, cần kịp thời có quy định, hướng dẫn việc thực hiện, áp dụng các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương để tránh việc thực hiện, xử lý thiếu thống nhất ở các cấp, các ngành và trong các dự án đầu tư XDCB.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ đến năm 2020 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là định hướng, kim chỉ nam đối với việc đề ra chiến lược, kế hoạch tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện. Cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ đến năm 2020 và Quy hoạch chung đô thị Đức Phổ đã được UBND tỉnh phê duyệt, tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh và cơ quan liên quan, khẩu trương ra soát bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở những vùng chưa quy hoạch; quy hoạch chi tiết và hoàn thành đề án phát triển đô thị đến năm 2020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch ngành, vùng kinh tế phù hợp với tình hình, yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác công khai, cắm mốc; quản lý chặt chẽ và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt theo đúng quy định.

Việc lập kế hoạch chi đầu tư XDCB từ NSNN cần phải: căn cứ vào điều kiện, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm xác định những lợi thế so sánh, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; căn cứ vào những kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư XDCB, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước chi tiết đến từng lĩnh vực trong thời gian qua; xác định được những vấn đề còn tồn tại cũng như những nguy cơ, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cần phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, về chất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm… đồng thời cũng cần phải dự báo được những tác động của thị trường đến kinh tế địa phương.

Công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp. Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng trước hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban chức năng của huyện; công khai lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch.

Đối với việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các ngành, lĩnh vực, địa phương, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 do cấp có thẩm quyền quyết định, tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng của huyện, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước kế hoạch, các khoản vốn vay; không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công. Đối với việc xử lý nợ đọng XDCB, trong bố trí vốn kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 phấn đấu thanh toán cơ bản các khoản nợ đọng XDCB, phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ đọng XDCB. Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, bố trí dự phòng khoảng 10% để xử lý các biến cố do trượt giá, đầu tư các dự án khẩn cấp, các vấn đề phát sinh theo quy định của Luật Đầu tư công trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn vào từng năm cụ thể. Phải bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư. Chi đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm có khối lượng rất lớn và ngày càng cao. Vì vậy, kế hoạch vốn đầu tư phải tuân thủ các trình tự trong đầu tư XDCB. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ động vốn chậm phát huy được hiệu quả. UBND huyện đã có chỉ đạo chỉ khởi công thực hiện các dự án cấp thiết, đã có quyết định phân bổ vốn và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, như vậy mới phát huy được hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB.

Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn và theo hướng xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư từ các công trình, dự án thật sự cấp thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn kết hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư phát triển từ NSNN. Đồng thời phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đã được phê duyệt. Kế hoạch vốn khả thi thì kế hoạch sử dụng vốn mới thực hiện được.

Đối với kế hoạch hóa vốn đầu tư với mục tiêu đầu tư tập trung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế mà chủ yếu là tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…) tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; tập trung vào đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông đô thị, giao thông nông thôn… Bố trí vốn đầu tư phải lưu ý yêu cầu đảm bảo các dự án được phê duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định.

Đối với kế hoạch vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh, với quan điểm nâng cao mức sống người dân, phúc lợi xã hội ngày càng tăng. Cần bố trí mức vốn phù hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục (xây dựng nâng cấp trường học, trang thiết bị đào tạo…), cho ngành y tế (đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã).

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án và thẩm định dự án.

Chất lượng công tác tư vấn quyết định chất lượng hồ sơ dự án đầu tư và ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn, khắc phục những hạn chế, hiện tượng xảy ra trong thời gian qua đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN mà nguyên nhân là do công tác tư vấn, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Đơn vị tư vấn phải được tổ chức lại theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm đội ngũ cán bộ tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)