Thách thức của ngành dệt may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 106 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2 Thách thức của ngành dệt may

Thứ nhất, TPP có một yêu cầu khắt khe là nguyên tắc xuất xứ đó được gọi là nguyên tắc xuất xứ “từ sợi chỉ trở đi”. Như vậy, nếu muốn hưởng thuế suất bằng 0% khi xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải sử dụng toàn bộ nguyên liệu cho sản phẩm xuất khẩu đó từ các nhà sản xuất trong nước hoặc là nhập khẩu từ các nước tham gia TPP khác chứ không phải là nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP. Đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN.

Thứ hai, là thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, lập tức các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp 100% của Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu hơn các DN nước ngoài về mọi mặt.

Thứ ba, năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Chỉ số năng suất lao động tại khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4 trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn như Trung Quốc là 6,9 và Indonesia là 5,2. Đây là điểm yếu lớn nhất của dệt may và các ngành sản xuất sử dụng lao động khác.

Năng suất lao động là yếu tố quan trọng quyết định giá thành sản phẩm. Năng suất lao động của Việt Nam thấp sẽ đẩy giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác dẫn đến sức cạnh tranh của hàng trong nước sẽ sụt giảm.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động, năng suất lao động thấp, đơn giá lao động tăng lên… cũng là một trong những yếu tố kìm hãm việc tăng năng lực sản suất cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ TPP.

Không có cơ hội nào không đi kèm thử thách, đặc biệt là trên thương trường. Đối với TPP cũng vậy, bên cạnh những chiến lược mang tầm vĩ mô về quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam nhằm thích ứng với TPP, thì nhận thức của từng doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)