7. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Phân tích Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuạt đuợc sử dụng để phân tích khả nang sinh lời của mọt doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiẹu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhạp với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, nguời ta vạn dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hẹ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiẹn ra những nhân tố đã ảnh huởng đến chỉ tiêu phân tích theo mọt trình tự nhất định.
Để biết đuợc những nhân tố ảnh huởng đến khả nang sinh lời ta tiến hành phân tích thành phần của ROE của doanh nghiệp. Kiểu phân tích ROE sau đuợc gọi là phân tích Dupont:
ROE Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế EBIT EBIT Doanh thu Doanh thu Tài sản Tài sản Vốn chủ sỡ hữu (1) (2) (3) (4) (5) Trong đó:
(1) Hẹ số gánh nạng thuế: giá trị của nó phản ánh luạt thuế của chính phủ và chích sách của doanh nghiệp khi cố gắng tối thiểu hóa gắng nạng về thuế.
(2) Hẹ số gánh nạng lãi vay.
(3) Biên lợi nhuạn hoạt đọng của doanh nghiệp hay sinh lợi trên doanh thu. (4) Vòng quay tổng tài sản.
(5) Số đo đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Ta có thể tóm tắt nhu sau:
ROE Hệ số gánh nặng thuế Hệ số gánh nặng lãi vay Biên lợi nhuận Vòng quay tài sản Hệ số đòn b y
Khi đó phuong trình Dupont đuợc viết lại nhu sau:
OE Hệ số gánh nặng thuế ROA Hệ số đòn b y k p
1.2.6. Chỉ số Z của ltman ( ltman’s Zscore)
Các nhà đầu tư thường xem xét các tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial
mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản (The bankruptcy model), hay còn gọi là Z- Score do nhà kinh tế học Mỹ Edward I. Altman, giáo sư trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York thiết lập. Giáo sư Altman được biết đến như là cha đẻ trong việc sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê để dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Ông đã phát triển kỹ thuật phân tích Z-score từ cách đây gần 30 năm và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có một số cuốn nổi tiếng như: Mô hình dự đoán nguy cơ phá sản Z-core: Quá khứ, hiện tại và tương lai (The Z-Score Bankruptcy Model: Past, Present, and Future - New York: John Wiley & Sons, 1977); Phá sản và mối hiểm hoạ tài chính các Tập đoàn (Corporate Financial Distress and Bankruptcy - New York: John Wiley & Sons, 1993).
Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z-score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Chỉ số này đã được giáo sư Altman kiểm định lại bằng nhiều cách khác nhau: kiểm tra thông qua giá trị F-Value (F-test); thử nghiệm áp dụng Z-score đối với những báo cáo tài chính giả thiết có nguy cơ phá sản; kiểm định lại qua hàng loạt các công ty đã từng bị phá sản; kiểm tra sự chính xác qua các giai đoạn, thời kỳ khác nhau…Kết quả cho thấy Z-score hoàn toàn là một chỉ số đáng tin cậy để đánh giá sức khoẻ tài chính và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Z-score là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Chỉ số Z-score
Mô hình Z-score là một hình thức phân tích tuyến tính trong đó 5 đơn vị đo lường (measures) được tính toán một cách khách quan và cộng lại để cho ra một chỉ số toàn diện làm nền tảng cho việc phân loại các công ty thành những nhóm có nguy cơ phá sản và không có nguy cơ phá sản (distressed and nondistressed)[8].
Chỉ số Z bao gồm 5 biến cơ bản sau:
X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản (Retain earnings/ Total assets)
X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản (EBIT/ Total assets)
X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu/ Giá trị sổ sách của tổng nợ (Market value of total equity / Book values of total liabilities)
X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản (Sales/ Total assets)
Chỉ số Z-score chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp, không áp dụng đối với các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính.
* Đầu tiên, khi mới xuất hiện, Z-score chỉ được Altman thiết lập để áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hoá: (publicly traded entities)
Chỉ số Z-score – Mô hình Z
Doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hoá Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn
1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo
Z < 1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.
Chất lƣợng thông tin sử dụng
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến
những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trình độ cán bộ phân tích
Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.
Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá
được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.4. Kinh nghiệm về phân tích tài chính của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần Dệt May Huế nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần Dệt May Huế
1.4.1. Kinh nghiệm về phân tích tài chính của các Doanh nghiệp nước ngoài
Trong những năm qua, lịch sử đã chứng kiến nhiều vụ bê bối tài chính lớn như Enron và Worldcom, và giờ đây các công ty trên thế giới đã chú trọng hơn đến công tác quản lý, phân tích và kiểm soát tài chính.
Phân tích tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…. Những công việc như vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính.
Trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone... công tác phân tích tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, phân tích tài chính là những hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
Chẳng hạn tại Vodaphone, bộ phận phân tích tài chính hàng ngày dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Vodaphone, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của Vodaphone với các với các tập đoàn lớn khác trong lĩnh vực điện thoại di động. Bằng sự nhạy bén cần thiết, bộ phận phân tích tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của Vodaphone trong từng thời kỳ hoạt động.
Ngoài ra, công việc phân tích tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát,
cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập…
Ngoài ra, các tác giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về vấn đề này dường như cũng đạt được sự nhất trí vào giữa thập niên 70. Đó là phát triển tài chính có vai trò quan trọng và sẽ đưa tới sự phát triển kinh tế (Patric, 1966; Porter, 1966; Gurley và Shaw, 1955, 1560, 1967; Goldsmith, 1969, Hooley, 1963, Khatkhate, 1972, 1982a, b; McKinnon, 1973; Shaw, 1973; Bhatia và Khatkhate, 1975, Galbis, 1977 và Drake, 1980)
Như vậy, phân tích tài chính trở thành một yếu tố vô cùng quan trong trong doanh nghiệp, việc xây dựng tốt được công tác phân tích và kiểm soát tài chính tại các doanh nghiệp cũng chính là giải pháp giúp các doanh nghiệp thoát khỏi các rủi ro trong hoạt động và tiền đề thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, ở các nước phát triển số liệu tài chính của các doanh nghiệp được công bố rộng rãi và được lưu trữ, thống kê bằng các công cụ lưu trữ dữ liệu hiện đại, hoặc các cơ quan chức năng, điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ hiệu quả cho những mục đích trong công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp mình.
1.4.2. Kinh nghiệm về phân tích tài chính của các Doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ do đó công tác phân tích tài chính không được chú trọng và quan tâm nhiều bởi các nhà quản trị. Thực tế cho thấy rằng, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam không được thực hiện hoặc có được thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả cao cho các nhà quản trị, bởi vì những lý do sau đây:
Tư duy và cách nhìn nhận về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính của các nhà quản lý còn rất yếu kém, do đó các nhà quản lý chưa quan tâm và đầu tư thích đáng đối với công tác này.
Chức năng phân tích tài chính ở các doanh nghiệp thường được đảm nhận bởi bộ phận Tài chính – Kế toán, nhưng bộ phận này lại có nhiệm vụ chủ yếu là đảm nhận các công việc về kế toán của doanh nghiệp như ghi chép các sự kiện phát sinh và lập báo cáo tài chính, chứ không chú trong đến công tác kế toán quản tri, quản lý tài chính hay phân tích tài chính.
Đội ngũ chuyên gia phân tích tài chính trên thị trường Việt Nam vô cùng khan hiếm bởi vì sự hạn chế về năng lực, chi phí và thời gian. Cụ thể, các tổ chức đào tạo và cấp các chứng chỉ này chủ yếu từ nước ngoài đó đó đòi hỏi người học phải có trình độ ngoại ngữ tốt, học phí tham gia rất cao và phải đảm bảo đủ thời gian trên lớp.
Công tác thống kê và hệ thống các thông tin tài chính của các doanh nghiệp được thực hiện bởi các cơ quan chức năng còn chưa minh bạch, rõ ràng và ít được thực hiện. Do đó, dẫn đến sự thiếu thông tin, thông tin chưa chính xác khi so sánh, thống kê số liệu trung bình ngành. Điều này dẫn đến việc đánh giá vị thế của các doanh nghiệp trong ngành thường không chính xác và mang tính chủ quan.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần Dệt May Huế
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, sớm trở thành một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, Công ty cổ phần Dệt may Huế nên cần có những công tác chuẩn bị để hoàn thiện chức năng phân tích tài chính tại công ty mình như sau:
Tách biệt công tác phân tích tài chính, xây dựng một bộ phận chuyên biệt và độc lập về chức năng này.
Đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân viên có bằng cấp chuyên nghiệp về phân tích tài chính (CFA hoặc ACCA)
Kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới, bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thong qua các thông tin trên các báo cáo, công báo, các trang web liên quan, khuyến khích