7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm về phân tích tài chính của các Doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ do đó công tác phân tích tài chính không được chú trọng và quan tâm nhiều bởi các nhà quản trị. Thực tế cho thấy rằng, công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam không được thực hiện hoặc có được thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả cao cho các nhà quản trị, bởi vì những lý do sau đây:
Tư duy và cách nhìn nhận về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính của các nhà quản lý còn rất yếu kém, do đó các nhà quản lý chưa quan tâm và đầu tư thích đáng đối với công tác này.
Chức năng phân tích tài chính ở các doanh nghiệp thường được đảm nhận bởi bộ phận Tài chính – Kế toán, nhưng bộ phận này lại có nhiệm vụ chủ yếu là đảm nhận các công việc về kế toán của doanh nghiệp như ghi chép các sự kiện phát sinh và lập báo cáo tài chính, chứ không chú trong đến công tác kế toán quản tri, quản lý tài chính hay phân tích tài chính.
Đội ngũ chuyên gia phân tích tài chính trên thị trường Việt Nam vô cùng khan hiếm bởi vì sự hạn chế về năng lực, chi phí và thời gian. Cụ thể, các tổ chức đào tạo và cấp các chứng chỉ này chủ yếu từ nước ngoài đó đó đòi hỏi người học phải có trình độ ngoại ngữ tốt, học phí tham gia rất cao và phải đảm bảo đủ thời gian trên lớp.
Công tác thống kê và hệ thống các thông tin tài chính của các doanh nghiệp được thực hiện bởi các cơ quan chức năng còn chưa minh bạch, rõ ràng và ít được thực hiện. Do đó, dẫn đến sự thiếu thông tin, thông tin chưa chính xác khi so sánh, thống kê số liệu trung bình ngành. Điều này dẫn đến việc đánh giá vị thế của các doanh nghiệp trong ngành thường không chính xác và mang tính chủ quan.