Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp chung

Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn

Nghiên cứu môi trường kinh doanh, hoạt động này giúp nhà quản trị “ biết người biết ta”, trong đó cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, nghiên cứu thị yếu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Xác đinh rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp rõ rang, có tính khả thi để thực hiện

Lựa chọn chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố tài sản thương hiệu như khả năng nhận biết thương hiệu, cảm nhận chất lượng mà sản phẩm, thương hiệu đem lại cho khách hàng, liên kết thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và một số tài sản khác. Để nâng cao các tài sản thương hiệu này, doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý các công cụ: sản phẩm may mặc, định giá, phân phối truyền thông, quảng cáo và một số yếu tố khác: con người, quy trình bán và chăm sóc khách hàng…

Hiện nay, Hiệp hội đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016, các chuyên gia đánh giá rằng đây chính là “ cơ hội vàng” cho ngành Dệt may Việt Nam bởi thuận lợi như hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP (điển hình là thị trường Mỹ). Do đó, đây cũng là một cơ hội tốt đối với Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Để xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện của đơn vị, trước hết phải tiến hành phân tích đánh giá những yếu tố sau đây:

- Phân tích môi trường bên trong: Phân tích tình khả năng hiện tại và triển vọng của Công ty trong thời gian tới, cụ thể là phân tích hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, năng lực trình độ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý , quy mô vốn và khả năng huy động các nguồn tài trợ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Trên cơ sở đó để tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.

- Phân tích môi trường bên ngoài: Phân tích các điều kiện kinh tê vĩ mô như chiến lược phát triển, chính sách pháp luật của nhà nước, quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh của công ty mình; phân tích xu hướng và mức độ biến động của các yếu tố khác như: lãi suất ngân hàng, các cơ chế tín dụng và đầu tư của nhà nước và địa phương đến việc tài trợ vốn , xu hướng phát triển của các ngành là nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Thực hiện phân tích, đánh giá các đối thủ cạnh tranh, chú trọng tập trung vào các nội dung như: Thực lực tình hình tài chính, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh từ đó có chiến lược hợp lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trên cơ sở phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, kết hợp với phân tích điểm mạnh và điểm yếu, từ đó sử dụng mô hình ma trận SWOT để phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bao gồm: Chiến lược chung, chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh...

Giải pháp này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cụ thể: Công ty có được một chiến lược phù hợp sẽ thu hút

được nhiều khách hàng, lợi nhuận ngày càng gia tăng, đảm bảo cho Công ty sử dụng hợp lý lao động, tạo được sự chủ động về vốn, có kế hoạch để huy động các nguồn tài trợ một cách có hiệu quả.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Theo quan điểm hiện đại thì doanh nghiệp không phải là một cỗ máy. Nó là tập thể những cá nhân được tập hợp lại với nhau để cùng làm việc. Khi đã làm việc thì phải tập trung hết mình. Và mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về công việc được giao. Để công ty Cổ phần Dệt May Huế đạt được những hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty nên thực hiện các giải pháp về công tác quản trị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi con người là tài nguyên quý giá của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.

Công ty cũng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về Thiết kế thời trang, đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ quản lý cấp trung, tổ trưởng sản xuất, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý của Tập đoàn, các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thuế, hải quan… Dù bằng hình thức tự đào tạo hay đào tạo bên ngoài, mọi thành viên đều được nâng cao trình độ, kỹ năng và thái độ làm việc. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia các hội thảo, tham quan nước ngoài để trau dồi, cập nhật kiến thức. Thông qua học tập, nghiên cứu đã định hướng hành động, hoàn thiện công việc của mình để tạo sự phát triển bền vững cho công ty.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, thù lao, phụ cấp phải thật công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó lâu dài của các thành viên. Đồng thời, cũng nên coi trọng và đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều sáng kiến đã góp phần tăng năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc, hạn chế tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu suất của thiết bị. Nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học được triển khai thành công, qua đó đã cơ cấu các sản phẩm Công ty ngày càng hoàn thiện, tăng thêm giá trị hàng hoá.

Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua đều đặn hàng năm như phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; phong trào xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tham

quan nghỉ mát, phong trào xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, các hội thi văn nghệ thể thao, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, tấm lòng vàng, vì Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu... tất cả đã tạo nên không khí phấn khởi, tích cực trong toàn Công ty và các đơn vị thành viên, là giá trị văn hóa định hướng phát triển bền vững Công ty.

Đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm và cơ sở vật chất

Công ty nên tiếp tục tập trung đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Cụ thể,công ty cũng đã hoàn thiện dự án với mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, từng bước hiện đại hoá thay thế dần toàn bộ 6 vạn cọc sợi Textima để đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng sợi xuất khẩu. Đầu tư lò hơi mới, máy nhuộm thí nghiệm, máy nhuộm cao áp 400 tấn/ca, máy định hình, đồng thời tìm nguồn vốn ưu đãi để đầu tư duy trì và mở rộng hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn, rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để giảm áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh. Triển khai dự án xây dựng nhà ở công nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và xây dựng hình ảnh người công nhân ngành Dệt May Việt Nam.

3.3 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc

Đầu tiên, Chính phủ nên quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) hoặc các khu kinh tế (KKT) trọng điểm của đất nước, trong đó có KCN dệt may. Cùng với sự phát triển các KCN, KKT, Chính phủ cần xây dựng chiến lược dài hạn để kết nối hạ tầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các khu này, làm sao để vận chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất và quan trọng là tạo nguồn lực thu hút nhân lực đến các KCN, hạn chế hiện tượng di dân từ các địa phương về KCN.

Bên cạnh đó, một tiêu chuẩn rất quan trọng của hàng dệt may xuất khẩu đang được các “buyer” (người mua, đầu mối buôn hàng) quan tâm là chất lượng nhà

xưởng và nguồn gốc xơ, sợi, dệt, nhuộm hoàn tất. Để đạt được yếu tố này, Chính phủ quan tâm đến việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh sạch cho người dân và cũng là bảo đảm cho sản phẩm của ta xuất khẩu sang các nước được đón nhận.

Tiền lương cũng là vấn đề rất quan trọng trong thời gian tới. Chính phủ cần phải tăng lương tối thiểu để bảo đảm mức sống cho người lao động nhưng cần kéo giãn lộ trình, quan tâm hơn đến “sức khỏe” của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần ổn định cơ chế chính sách từ thuế, hải quan, lao động, tiền lương, BHXH, BHYT minh bạch, rõ ràng để doanh nghiẹp yên tâm kinh doanh, không phải lo suốt ngày “đối phó” với những chính sách thay đổi liên tục.

T m tắt chƣơng 3

Hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên thị trường tỏng nước và thế giới. Để có thể đứng vững và phát triển, đòi hỏi Công ty cổ phần Dệt may phải không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là năng lực quản lý tài chính.

Trong thời gian qua, Công ty đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, luôn duy trì lợi nhuận và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Với thực trạng tài chính cùng phương hướng phát triển đã được định ra, để nâng cao năng lực quản lý tài chính của mình, Công ty cần thực hiện đồng bộ cả ba nhóm giải pháp đã đặt ra. Trong đó nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tập trung vào nâng cao chất lượng phân tích tài chính và nhóm giải pháp hoà thiện công tác tổ chức phân tích tài chính là vô cùng quan trọng sẽ giải quyết được những vấn đề yếu kém liên quan đến thực trạng công tác quản lý phân tích tài chính tại doanh nghiệp; ngoài ra nhóm giải pháp chung xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; đầu tư phát triển nguồn lực để tăng năng suất lao động; đầu tư cơ sở vật chất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm là nhóm giải pháp không kém phần quan trọng

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho công ty hoạt động thuận lợi hơn, rất cần sự hỗ trợ, chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả những điều đó sẽ tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Dệt may Huế có thể nâng cao năng lực tài chính của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện thị trường phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có kinh doanh hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị đưa ra những định hướng đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong các nội dung phân tích thì phân tích tình hình tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ giúp các nhà quản trị định hướng đúng để đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn của doanh nghiệp một cách phù hợp.

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích tài chính tài Công ty Cổ phần Dệt may Huế, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học với đề tài “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Dệt may Huế”. Với sự nỗ lực của bản thân trong nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Bùi Thị Thuỳ Nhi, luận văn cơ bản đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Thứ hai, phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Huế và từ đó đưa ra những đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp này.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với việc phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần dệt may Huế, luận văn đã đưa ra được phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Dệt may Huế.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được áp dụng để Công ty Cổ phần Dệt may Huế nâng cao năng lực tài chính cũng như phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Vi t

[1]. Eugene F.Brigham & Joel F.Houston (Đại học Florida), Quản trị tài chính, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh dịch.

[2]. Phùng Thị Hồng Hà (2007), Quản trị sản xuất và tác nghiẹp, Nhà xuất bản Đại học Huế.


[3]. Nguyễn Thị Liên Hoa Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao đọng - Xã họi.

[4]. Nguyễn Minh Kiều (2012). Tài Chính Doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản lao động và xã hội.

[5]. Phạm Thị Kim Liên (2010), Phân tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp

Dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh.

[6]. Bùi Hữu Phuớc (2009). Tài chính doanh nghiẹp, Nhà xuất bản tài chính
 [7]. Nguyễn Xuân Tiến. Tài chính - Tiền tẹ ngân hàng, NXB Thống kê.


Tiếng Anh

[8]. Edward.I.Altman (2000), Predicting financial distress of companies: Revisiting the Z-score and Zeta® Models, This paper is adapted and updated from E.Altman, “Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy,” Journal of Finance, September 1968; and E. Altman, R.Haldeman and P. Narayanan, “Zeta Analysis: A New Model to Identify Bankruptcy Risk of Corporations,” Journal of Banking & Finance, 1, 1977.

[9]. Gibson. C.H. (2013) Financial Reporting & Analysis: Using Financial Accounting Information. South-Western

[10]. Jaxworks (2003), “Z-score business health calculator”, “The Altman Z- score analysis”, www.jaxworks.com.

[11]. Kaplan. 2009. CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis
 [12]. Stephen A.Ross. Fundamentals of Corporate Finance. McGraw-Hill Irwin [13]. Wahlen. J.M (2011) Financial Reporting. Financial Statement Analysis. and Valuation: A strategic Perspective


[14]. Wikipedia (2005), “Z-score financial analysis tools”, “About Altman”,

www.wikipedia.org.

Trang web tham khảo


[15]. http://www.baocaotaichinhtextbook.wordpress.com/slides/
 [16]. http://www.s.cafef.vn/
 [17]. http://www.cophieu68.com/
 [18]. http://www.finance.vietstock.vn/
 [19]. http://www.timtailieu.vn/
 [20]. http://www.vneconomy.com
 [21]. http://www.stockbiz.vn/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2012 Phụ lục 2: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2013 Phụ lục 3: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2014 Phụ lục 4: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2015 Phụ lục 5: Bảng phân tích chỉ số tài chính cơ bản Công ty Cổ phần Dệt May Huế - HUEGATEX giai đoạn 2013 - 2015

Phụ lục 6: Chỉ số tài chính bình quân của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán năm 2015

Phụ lục 7: Chỉ số tài chính bình quân của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán năm 2014

Phụ lục 8: Chỉ số tài chính bình quân của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán năm 2013

Phụ lục 1: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2012

Phụ lục 2: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2013

Phụ lục 3: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dệt máy Huế năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)