Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần Dệt May Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần Dệt May Huế

Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, sớm trở thành một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, Công ty cổ phần Dệt may Huế nên cần có những công tác chuẩn bị để hoàn thiện chức năng phân tích tài chính tại công ty mình như sau:

Tách biệt công tác phân tích tài chính, xây dựng một bộ phận chuyên biệt và độc lập về chức năng này.

Đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân viên có bằng cấp chuyên nghiệp về phân tích tài chính (CFA hoặc ACCA)

Kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới, bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thong qua các thông tin trên các báo cáo, công báo, các trang web liên quan, khuyến khích

tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải, có thể cử hoặc tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các khoá học ngắn hạn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại, tin học hoá đội ngũ nhân viên tài chính, thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành…

Doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, và những báo cáo phục vụ riêng cho công tác phân tích, quản lý và dự báo xu hướng tài chính của doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình phân tích tài chính chặt chẽ bao gồm về cả nội dung và phương pháp phân tích.

T m tắt chƣơng 1

Trong chương này, Luận văn tập trung hệ thống hóa các lý luận liên quan đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp trên cơ sở tổng hợp những quan điểm nghiên cứu, các cách tiếp cận khác nhau như các vấn đề về công ty cổ phần (khái niệm, đặc điểm), phân tích tài chính doanh nghiệp (khái niệm, nhiệm vụ, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, phương pháp, nội dung)... Đồng thời, Luận văn cũng đã nêu lên được một số kinh nghiệm về phân tích tài chính của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả sẽ vận dụng vào phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Dệt may Huế và đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng quản lý tài chính cho Công ty trong các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Dệt May Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Theo hiệp định kí kết giữa hai Nhà nước Việt Nam và Hungari quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi ở Việt Nam bằng vốn viện trợ. Chính phủ Việt Nam sau khi xem xét đã chọn Huế là địa điểm đặt nhà máy sợi nhằm mục đích phát triển kinh tế cho khu vực miền Trung.

Quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị được bắt đầu từ năm 1979 cho đến năm 1987 mới cơ bản hoàn thành. Ngày 16/01/1988 Bộ công nghiệp ra quyết định số 10CNN-TCCB thành lập nhà máy sợi Huế, đến ngày 26/03/1988 Nhà máy khánh thành và chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là: 45.439.000.000 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 31.205.790.000 đồng, Vốn lưu động: 11.984.950.000 đồng, Vốn khác: 2.294.130.000 đồng.

Lúc này công ty Dệt May Huế có 5 thành viên: Nhà máy sợi, Nhà máy may, Nhà máy Dệt nhuộm, Nhà máy Dệt khăn, Xí nghiệp Cơ điện phụ trợ.

Quá trình hoạt động sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn, cơ quan chủ quản quyết định chuyển sang Công ty cổ phần.

Căn cứ quyết định số: 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN Ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế. Căn cứ vốn điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần Dệt May Huế được đại hội cổ đông thông qua ngày 24/10/2005 . Với số vốn ban đầu là: 30.000.000.000 đồng.

Tên đầy đủ: Công Ty cổ phần Dệt May Huế. Tên thường gọi: Công Ty cổ phần Dệt May Huế.

Tên giao dich tiếng anh: Hue textile garment joint stock company. Tên viết tắt: HUEGATEXCO

Trụ sở chính: 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại : 0543 864.959 Fax : 0543 864.338 E-mail: Huegatex@.vnn.vn Web : www.huegatex.com.vn

Hiện nay, Công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... Doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%.

Sản phẩm hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm Công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác.

Công ty cổ phần Dệt may Huế có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohl's, Valley View, Regatta,... có chứng nhận của tổ chức WRAP và chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại ( CT-PAT ).

Huegatex với phương châm và chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Chức năng:

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu với nhu cầu thị trường như bông, sợi áo T.shirt, polo Shirt...cung cấp cho thị

trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy công ty sử dụng 2 loại nguyên liệu chính đó là bông và sơ. Công ty nhận gia công may và cắt may cho các dơn vị trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ:

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất-nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại các ngân hàng, có con dấu riêng để thuận tiện khi giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước.

Bảo toàn vốn và phát triển vốn nhà nước giao, công ty được huy động bởi vốn của các cổ đông, các tổ chức kinh tế để phát triển và sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao. Thực hiện đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh Công ty cũng như toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

2.1.3. Đặc Điểm tổ chức sản xuất của Công Ty

Ngành kinh doanh của Công ty là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, dệt nhuộm, may mặc, các mặt hàng tiêu dùng, địa ốc, khách sạn... Công ty hiện có 3 Nhà máy và 1 xí nghiệp trực thuộc.

2.1.3.1. Nhà máy sợi

Được trang bị đồng bộ 03 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 60.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm trên 12.000 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi PE, sợi PECO, sợi Cotton chải thô và chải kỹ chi số từ Ne 16 đến Ne 60.

Lấy nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại sợi phục vụ cho các nhà máy thành viên để sản xuất ra vải dệt kim và để bán cho thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Quá trình sản xuất là quá trình chải sạch bông, sơ làm cho chúng trở nên sạch sau đó kéo thành các sợi con với các chỉ số khác nhau sau đó qua đánh ống và trở thành sợi thành phẩm. Quá trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bông,Sơ Cung bông Chải thô Ghép sơ bộ

Sợi con Sợi thô Ghép đợt 2 Chải kỹ, ghép đợt 1

Đánh ống thành phẩm Đóng kiện Nhập kho

Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất sợi thành phẩm

2.1.3.2. Nhà máy Dệt nhuộm

Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn.

Lấy sợi từ nhà máy sợi dệt lên thành các loại vải dệt kim, đem hấp tẩy nhuộm ra các màu phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Sợi Dệt thô Tẩy trắng Hấp nhuộm Lá sấy Đóng kiện thành phẩm

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất tại nhà máy Dệt nhuộm

2.1.3.3. Nhà máy may 1,2,3

Với 50 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt gần 16 triệu sản phẩm.

Chuyên may các sản phẩm hàng nội địa, xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời may hàng gia công cho các đơn vị bạn.

Cắt Kiểm tra phôi May chi tiết Là ủi

Nhập kho Đóng kiện, đóng gói

2.1.3.4. Xí nghiệp cơ điện phụ trợ

Chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công cơ khí; sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên.

Cung cấp các phụ trợ cho các nhà máy thành viên như điện, nước lạnh và sản xuất ống côn phục vụ cho nhà máy sợi, lắp ráp, sữa chữa hệ thống điện.

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, Tổng giám đốc là người đứng đầu và có các giám đốc điều hành cùng các phòng ban chức năng giúp việc.

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Dệt may Huế

Cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, công ty cổ phần Dệt May Huế đã lựa chọn một cơ cấu tổ chức của đơn vị tương đối gọn nhẹ và hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Với mô hình này lãnh đạo doanh nghiệp luôn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các phòng ban chức năng, bên cạnh đó còn có sự kiểm tra giám

sát của Ban kiểm Soát. Chính vì vậy đã giúp doanh nghiệp ứng phó tốt với những biến động của thị trường và sử dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.

2.1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản l

Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu chỉ huy cao nhất của công ty, chịu

trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trực tiếp phụ trách phòng Tài chính kế toán

Ph tổng giám đốc phụ trách Dệt nhuộm: phụ trách sản xuất của nhà máy dệt nhuộm

Ph Tổng Giám đốc phụ trách Nhà máy sợi: Trực tiếp phụ trách tình hình sản xuất của nhà máy sơi, Phòng kinh doanh

Giám đốc điều hành phụ trách khối may: Trực tiếp phụ trách tình hình

sản xuất kinh doanh của Nhà máy may 1,2,3 và các phòng ban như: Phòng quản lý chất lượng, phòng Điều hành may, Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu may, Cửa hàng kinh doanh giới thiệu sản phẩm.

Giám đốc điều hành phụ trách Nội chính: Phòng nhân sự, Ban đời sống,

Ban bảo vệ, Trạm y tế.

Giám đốc điều hành phụ trách Kỹ thuật đầu tƣ: Phụ trách phòng Kỹ thuật, Xí nghiệp cơ điện.

2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng nhân sự:

- Nghiên cứu ứng dụng và không ngừng hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý thích ứng với quy mô trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu thị trường

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các nội quy, quy chế quản lý cho phù hợp với sự đổi mới cơ chế quản lý

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và bố trí cán bộ theo chức danh, tiêu chuẩn cán bộ mà nhà nước quy định

- Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương và chuẩn bị cho Tổng giám đốc ký thoả ước lao động với công đoàn Công ty

- Giao khoán lao động, tiền lương, theo tiêu chuẩn, định mức đã được duyệt, đôn đốc kiểm tra và quyết toán việc thực hiện trên cơ sở sản phẩm giao nộp theo kế hoạch và hạn mức của công ty giao cho các nhà máy.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với cán bộ công nhân đang làm việc, thôi việc và nghỉ hưu.

- Bảo vệ an toàn toàn bộ tài sản của công ty, hướng dẫn khách vào làm việc hoặc liên hệ với công ty.

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, xuất nhập khẩu hợp tác đầu tư liên doanh liên kết theo quy định của Nhà nước

- Xây dựng kế hoạch phát triển công ty trong từng kỳ và định hướng đầu tư dài hạn phù hợp với quy hoạch của ngành Dệt May

- Lập kế hoạch cung ứng toàn bộ đầu vào cho sản xuất, chú trọng các loại nguyên liệu nhập khẩu

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kỹ thuật tài chính chủ yếu, lập báo cáo kế hoạch gửi các cơ quan chức năng liên quan

- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp và chuẩn bị các điều kiện sản xuất, dịch vụ để thực hiện các kế hoạch của công ty giao

- Hàng tháng tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục

- Tổ chức và thực hiện tiêu thụ sản phẩm sợi và vải dệt kim cho thị trường nội địa và xuất khẩu, giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng

Phòng kỹ thuật đầu tƣ:

- Phụ trách về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị toàn công ty

- Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị kế hoạch kỹ thuật báo cho công ty để đầu tư nâng cấp thiết bị

- Xây dựng giáo trình đào tạo nội bộ, phối hợp tổ chức giám sát thi nâng bậc cho công nhân công ty

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật

- Tu sửa và cải tạo các công trình nhà xưởng, phòng ban và các hạng mục xây dựng cơ bản khác

Phòng quản lý chất lƣợng:

- Chịu trách nhiệm trước công ty về kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, kiểm tra nguyên phụ liệu mua trong nước và nhập khẩu, bán thành phẩm mua ngoài để công ty tiếp tục chế biến sản phẩm

- Kiểm tra đánh giá sản phẩm trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất xây dựng các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm từng mặt hàng, đảm bảo phù hợp với trình độ công nghệ của công ty.

Phòng tài chính kế toán:

- Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)