Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dệt may Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 70 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dệt may Huế

2.2.2.1. Tình hình lao động của Công Ty năm 2015

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của Công ty để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu lao động hợp lý và trình độ lao động cao là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.

Trong những năm qua Công ty cổ phần dệt may Huế luôn chú trọng nâng cao trình độ tri thức, tay nghề và tình hình quản lý lao động cho phù hợp với năng lực sản xuất đang ngày càng phát triển. Theo thống kê tình hình lao động của Công ty năm 2015 như sau:

- Khối đơn vị phòng ban: 376 người - Xí nghiệp cơ điện: 45 người

- Nhà máy Dệt nhuộm: 119 người - Nhà máy sợi: 739 người

- Nhà máy may 1: 889 người - Nhà máy may 2: 886 người - Nhà máy may 3: 896 người

Công ty cổ phần Dệt May Huế là công ty hoạt động sản xuất do đó số lao động trực tiếp chiếm lớn nhất tập trung chủ yếu vào nhà máy sợi và các nhà máy may và có số lao động trực tiếp trên 3300 người.

Do tính đặc thù của Công ty hoạt động trong ngành Dệt May, Công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ nên lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam trong đó đa số lao động nữ làm việc tại Nhà máy may, Nhà máy sợi và Nhà máy dệt nhuôm vì những công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì. Còn lao động nam làm việc chủ yếu ở bộ phận: Cắt, ủi, đóng kiện, khuôn vác và xí nghiệp cơ điện phụ trợ.

2.2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công Ty qua 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015

Tình hình tài sản của của Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2013-2015

Năm So sánh

2013 2014 2015

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 319.431.323.111 378,072,497,026 397,284,893,906 58,641,173,915 18.4% 19,212,396,880 5.1%

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 25.771.923.408 25,603,718,838 54,068,852,240 -168,204,570 -0.7% 28,465,133,402 111%

1. Tiền 25.771.923.408 13,336,888,564 19,768,852,240 -12,435,034,844 -48.3% 6,431,963,676 48.2%

2. Các khoản tương đương tiền 12,266,830,274 34,300,000,000

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu 157.967.873.087 210,213,196,946 171,289,834,875 52,245,323,859 33.1% -38,923,362,071 -18.5%

1. Phải thu khách hàng 148.339.533.882 199,414,515,357 165,415,138,017 51,074,981,475 34.4% -33,999,377,340 -17.0% 2. Trả trước cho người bán 3.227.320.335 9,194,947,165 9,559,529,413 5,967,626,830 184.9% 364,582,248 4.0% 5. Các khoản phải thu khác 7.597.871.975 3,875,818,127 2,965,661,858 -3,722,053,848 -49.0% -910,156,269 -23.5% 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1.196.853.105) (2,272,083,703) (6,650,494,413) -1,075,230,598

IV. Hàng tồn kho 125.130.126.667 134,650,038,739 162,627,216,951 9,519,912,072 7.6% 27,977,178,212 20.8%

1. Hàng tồn kho 125.344.967.597 139,930,219,244 163,367,632,300 14,585,251,647 11.6% 23,437,413,056 16.7% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (214.840.930) (5,280,180,505) (740,415,349) -5,065,339,575

V. Tài sản ngắn hạn khác 10.561.399.949 7,605,542,503 9,298,989,840 -2,955,857,446 -28.0% 1,693,447,337 22.3%

1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 8.387.600.701 6,952,835,150 9,298,989,840 -1,434,765,551 -17.1% 2,346,154,690 33.7%

2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 399.018

3. Tài sản ng n hạn khác 2.173.400.230 652,707,353 -1,520,692,877

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 199.149.404.713 210,715,808,860 208,930,750,224 11,566,404,147 5.8% -1,785,058,636 -0.8%

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định 178.451.152.928 191,246,514,304 184,956,934,136 12,795,361,376 7.2% -6,289,580,168 -3.3%

1. Tài sản cố định hữu hình 158.560.686.729 191,060,201,577 184,956,934,136 32,499,514,848 20.5% -6,103,267,441 -3.2%

- Nguyên giá 521.675.716.402 586,844,682,105 626,455,181,009 65,168,965,703 12.5% 39,610,498,904 6.7% - Giá trị hao mòn lũy kế (363.115.029.673) (395,784,480,528) (441,498,246,873) -32,669,450,855

2. Tài sản cố định vô hình 43.445.652

- Nguyên giá 861.753.810 861,753,810 861,753,810

- Giá trị hao mòn lũy kế (818.308.158) (861,753,810) (861,753,810)

3. Chi phí xây dựng cơ bản d dang 19.847.020.547 186,312,727 3,373,623,373 -19,660,707,820 -99.1% 3,187,310,646 1711%

III. Bất động sản đầu tƣ 0

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 16.653.000.000 12,653,000,000 11,763,136,069 -4,000,000,000 -24.0% -889,863,931 -7.0%

1. Đầu tư dài hạn khác 16.653.000.000 12,653,000,000

V. Tài sản dài hạn khác 4.045.251.785 6,816,294,556 8,837,056,646 2,771,042,771 68.5% 2,020,762,090 29.6%

1. Chi phí trả truớc dài hạn 4.045.251.785 6,816,294,556 8,837,056,646 2,771,042,771 68.5% 2,020,762,090 29.6%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 518.580.727.824 588,788,305,886 606,215,644,130 70,207,578,062 13.5% 17,427,338,244 3.0%

Dựa vào bảng 2.1 ta thấy tài sản của công ty là rất lớn trong đó tài sản cố định chiếm giá trị cao trong tổng tài sản. Tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua các năm 2014-2015 có xu hướng tăng nhưng không đều. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động nay, ta đi vào phân tích các khoản mục tổng tài sản:

Tài sản ngắn hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy tài sản ngắn hạn của năm 2014/2013 tăng 18.4% thấp hơn với năm 2015/2014. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty vì:

Thứ nhất: đối với chi tiêu tiền và các khoản tương đương tiền năm 2014/2013 giảm 0.7% điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của Công ty tốt, tuy nhiên năm 2015/2014 lại tăng lên rất nhiều 111%, khả năng thanh khoản của công ty hiện tại rất tôt,nhưng công ty cũng nên tránh việc tồn đọng tiền mặt quá nhiều gây lãng phí.

Thứ hai: chỉ tiêu hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến tài sản ngắn hạn.Năm 2014/2013 hàng tồn kho tăng 9,519,912,072 đồng tương ứng tăng 7.6%. Điều này chứng tỏ một khối lượng hàng tồn kho công ty chưa tiêu thụ được tương đối ổn định. Nhưng đến năm 2015/2014 hàng tồn kho tăng 27,977,178,212 tương ứng tăng 20.8% cho thấy một khối lượng hàng lớn chưa tiêu thụ được do vậy công ty cần quan tâm hơn đến công tác tiêu thụ, quảng bá thương hiêu, tạo lòng tin với khách hàng.

Thứ ba: các khoản phải thu năm 2013/2014 tăng 52,245,323,859 đồng tương ứng tăng 33.1% điều này chứng tỏ lượng tiền của công ty trong khách hàng khá lớn và công ty cần chú ý đến việc thu hồi vốn hơn nữa để không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cua công ty. Vì vậy năm 2015/2014 các khoản phải thu của công ty đã giảm đáng kể 38,923,362,071đồng tương ứng 18.5%.

Tài sản dài hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy tài sản dài hạn không ổn định năm 2014/2013 tăng 5.8% tương ứng tăng 11,566,404,147 đồng. Tuy nhiên năm 2015/2014 giảm 0.8% tương ứng giảm 1,785,058,636 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản cố định gây ra vì nó là khoản mục chiếm đa số trong tài sản dài hạn cụ thể trong năm 2015/2014 tài sản cố định giảm 6,289,580,168 tương ứng giảm 3.3%. Trong ba năm qua Công Ty cổ phần Dệt May Huế không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường trang thiết bị, máy móc hiện đại đề tăng năng xuất lao động. Bên cạnh đó là sự giảm mạnh các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2014/2013 giảm 4,000,000,000 tương ứng 24% và năm 2015/2014 giảm 7.0% tương ứng giảm 889,863,931cũng góp phần làm cho tài sản dài hạn trong 3 năm qua tăng giảm không ổn định.

Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2013-2015

Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ 405,381,334,570 474,639,637,331 466,997,998,445 69,258,302,761 17.1% -7,641,638,886 -1.6% I. Nợ ngắn hạn 311,251,363,003 369,451,227,016 373,490,824,457 58,199,864,013 18.7% 4,039,597,441 1.1% 1. Vay ng n hạn 163,256,456,121 192,405,522,708 159,449,763,914 29,149,066,587 17.9% -32,955,758,794 -17.1% 2. Phải trả người bán ng n hạn 34,048,265,811 40,666,520,687 66,680,398,420 6,618,254,876 19.4% 26,013,877,733 64.0%

3. Người mua trả tiền trước ng n hạn 1,275,525,194 576,071,491 814,788,550 -699,453,703 -54.8% 238,717,059 41.4%

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 6,642,646,195 2,235,098,396 2,701,829,824 -4,407,547,799 -66.4% 466,731,428 20.9%

5. Phải trả người lao động 77,430,887,237 90,640,842,748 102,799,520,576 13,209,955,511 17.1% 12,158,677,828 13.4%

6. Chi phí phải trả ng n hạn 7,200,951,465 6,801,882,593 1,860,130,462 -399,068,872 -5.5% -4,941,752,131 -72.7%

7. Phải trả ng n hạn khác 20,313,128,556 21,794,310,497 23,224,017,815 1,481,181,941 7.3% 1,429,707,318 6.6%

8. Quỹ khen thư ng phúc lợi 1,083,502,424 14,330,977,896 15,960,374,896 13,247,475,472 1223% 1,629,397,000 11.4%

II. Nợ dài hạn 94,129,971,567 105,188,410,315 93,507,173,988 11,058,438,748 11.7% -11,681,236,327 -11.1%

1. Vay dài hạn 94,129,971,567 105,188,410,315 93,507,173,988 11,058,438,748 11.7% -11,681,236,327 -11.1%

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 113,199,393,254 114,148,668,555 139,217,645,685 949,275,301 0.8% 25,068,977,130 22.0%

I. Vốn chủ s hữu 113,199,393,254 114,148,668,555 139,217,645,685 949,275,301 0.8% 25,068,977,130 22.0%

1. Vốn đầu tư của chủ s hữu 49,995,570,000 49,995,570,000 49,995,570,000

2. Quỹ đầu tư phát triển 24,457,117,841 23,962,985,253 43,465,948,692 -494,132,588 -2.0% 19,502,963,439 81.4%

3. Lợi nhuận chưa phân phối 38,746,705,413 40,190,113,302 45,756,126,993 1,443,407,889 3.7% 5,566,013,691 13.8%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 518,580,727,824 588,788,305,886 606,215,644,130 70,207,578,062 13.5% 17,427,338,244 3.0%

Bảng 2.3. Bình Quân tỷ lệ tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu của ngành

Chỉ số trung bình ngành 2014/2015 2015/2014 Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 13.87% 15.77%

Nguồn: Tính toán của tác giả, 2015

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy Tổng nguồn vốn qua các năm có xu hướng tăng nhưng không ổn định cụ thể năm 2014/2013 tăng 70,207,578,062đồng tương ứng tăng 13.5% nhưng năm 2015/2014 tổng nguồn vốn tăng 17,427,338,244 đồng tương ứng 3.0%. Tuy nhiên nhìn chung đây là dấu hiệu tốt cho Công ty vì Công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo tình hình tài chính hiện tại của công ty.

Qua bảng 2.3 ta thấy rằng: khi so sánh với chỉ số trung bình ngành thì Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2014 so với năm 2013 của Công ty thấp hơn nhiều chỉ tăng 0.8% trong khi chỉ số trung bình ngành là 13, 87%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của năm 2015 so với năm 2014 thì lại cao hơn chỉ số trung bình ngành 22% so với 15.77%. Như vây, nhìn chung qua năm 2015 Công ty đã có những giải pháp đảm bảo vốn tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.

2.2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty qua 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015

Bảng 2.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2013-2015

Năm So sánh

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,306,331,588,945 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 73,411,183,164 5.6% 101,079,175,201 7.3%

2. Giá vốn hàng bán 1,151,284,665,639 1,221,869,204,522 1,309,806,567,507 70,584,538,883 6.1% 87,937,362,985 7.2%

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 155,046,923,306 157,873,567,587 171,015,379,803 2,826,644,281 1.8% 13,141,812,216 8.3%

- Doanh thu hoạt động tài chính 5,150,840,901 7,149,264,985 10,101,340,067 1,998,424,084 38.8% 2,952,075,082 41.3%

- Chi phí tài chính 22,114,018,144 21,728,574,224 20,052,056,831 -385,443,920 -1.7% -1,676,517,393 -7.7%

- Chi phí bán hàng 42,110,041,126 46,946,841,188 51,544,627,461 4,836,800,062 11.5% 4,597,786,273 9.8%

- Chi phí quản l doanh nghiệp 52,282,494,784 53,530,548,756 53,208,868,522 1,248,053,972 2.4% -321,680,234 -0.6%

4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 43,691,210,153 42,816,868,404 56,311,167,056 -874,341,749 -2.0% 13,494,298,652 31.5%

- Thu nhập khác 1,627,627,046 1,973,331,479 3,142,579,159 345,704,433 21.2% 1,169,247,680 59.3%

- Chi phí khác 90,346,211 370,985,129 2,745,037,876 280,638,918 311% 2,374,052,747 640%

5. Lợi nhuận khác 1,537,280,835 1,602,346,350 397,541,283 65,065,515 4.2% -1,204,805,067 -75.2%

6. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 45,228,490,988 44,419,214,754 56,708,708,339 -809,276,234 -1.8% 12,289,493,585 27.7%

7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 10,814,555,651 9,299,456,736 12,645,060,209 -1,515,098,915 -14.0% 3,345,603,473 36.0%

8. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 34,413,935,337 35,119,758,018 44,063,648,130 705,822,681 2.1% 8,943,890,112 25.5%

9. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6,883 7,025 8,714 142 2.1% 1,689 24.0%

10. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần(%) 2.63% 2.55% 2.98% -0.001 -3.4% 0.43 14.4%

Bảng 2.5. Bình Quân tỷ lệ tăng trƣởng Doanh thu của ngành

Chỉ số trung bình ngành 2014/2013 2015/2014 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 11.77% 9.55%

Nguồn: Tính toán của tác giả, 2015

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy năm 2014 tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần của Công ty đạt được là 2.55 % có nghĩa là trong năm 2012 thu được 100 đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì mang lại cho Công ty 2.55 đồng lợi nhuận so với năm 2013 thì giảm 0.001 đồng tương ứng giảm 3.4%. Điều này cho chúng ta thấy trong giai đoạn này Công ty hoạt động không được tốt khi lợi nhuận giảm đây là một tín hiệu không tốt cho Công ty, công ty cần quản lý tốt chi phí.

Bước sang năm 2015 tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần của công ty đạt được 2.98% có nghĩa là trong năm 2015 thu được 100 đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì mang lại cho Công ty 2.98 đồng lợi nhuận, so với năm 2014 thì tăng 0.43 đồng tương ứng tăng 14.4%. Nguyên nhân gây nên sự biến động này là do công ty chú trọng đến các nhân tố tác động: Doanh thu bán hàng và các khoản chi phí... Cụ thể trong năm 2015 doanh thu bán hàng tăng 101,079,175,201 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 7.3%. Cùng với sự gia tăng của doanh thu là các khoản giảm chi phí: Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 4,836,800,062 đồng so với 2013 tương ứng tăng 11.5% và Chi phí bán hàng năm 2015 tăng 4,597,786,273 đồng so với 2014 tương ứng tăng 9.8%. Trong năm 2015 công ty đã quản lý tốt chi phí và đã giảm được 1.7% so với năm 2014/2013. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 tăng 1,248,053,972 đồng tương ứng tăng 2.4% so với năm 2013 nhưng sang năm 2015 chi phí doanh nghiệp lại giảm 321,680,234 khi công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Đây là tín hiệu tốt cho công ty, trong những năm tới Công ty cần quản lý có hiểu quả hơn các nguồn chi phí hơn nữa. Cụ thể công ty cần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo tính giá thành chính xác và kịp thời góp phần khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất nhằm mục đính hạ giá thành sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín của thương hiệu.

Mặt khác, qua bảng 2.5 ta thấy rằng về chỉ số tăng trưởng doanh thu, khi tiến hành so sánh với chỉ số trung bình ngành ta thấy rằng qua 3 năm chỉ số này ở Công ty đều thấp hơn chỉ số trung bình ngành tương ứng với các năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014 là 5,6% và 7,3% (Trung bình ngành: 11,77% và 9.55%). Như vậy, nhìn chung đã có sự tăng trưởng đều đặn qua 3 năm nhưng Công ty vẫn cần phải áp dụng các biện pháp để tăng doanh thu hơn nữa để đạt được với mức trung bình ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần dệt may huế (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)