1.3. Hệ thống đánh giá công chứcquản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc
1.3.6. Phương pháp đánh giá
Các phương pháp đánh giá phụ thuộc vào nội dung đánh giá
Đối với công chức quản lýđang công tác ở nhiều ngành, nghề lĩnh vực khác nhau, đảm nhận những chức vụ vị trí khác nhau, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ở các nước khác nhau có thể thực hiện nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để tuyển chọn nhân tài, tổ chức các kỳ thi để lựa chọn thủ lĩnh (người đứng đầu), kể cả những cuộc bầu cử cũng thực hiện đánh giá tín nhiệm của các cử tri đối với ứng cử viên. Hiện nay, những phương pháp đánh giá sau đây đang được vận dụng phổ biến:
- Phương pháp tự đánh giá:
Tự đánh giá là mỗi người tự xem xét những tiêu chí chung, soi xét lại năng lực của mình để sắp xếp mình vào mức độ thích hợp với bảng tiêu chí. Tự đánh giá là một việc khó, đòi hỏi mỗi người phải tự giác cao, nghiêm túc
và tự xác định đúng khả năng của mình so với tiêu chí chung quy định. Tự đánh giá có thể bị lệch lạc do mục tiêu đánh giá: nếu xem xét năng lực để có lợi cho bản thân như để nâng lương, khen thưởng, bổ nhiệm, bố trí công việc thì tự đánh giá có xu hướng cao hơn; nhưng nếu bất lợi cho bản thân như để xem xét xếp loại, để bắt bồi thường hoặc nêu khuyết điểm thì việc tự đánh giá thường được làm giảm đi. Tự đánh giá là ý kiến của công chức đánh giá mình qua thời gian hoạt động thông qua tự kiểm điểm và được tập thể, đơn vị góp ý kiến và lãnh đạo đơn vị thông qua.
- Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí:
Theo phương pháp này, thủ trưởng đơn vị xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của công chức được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Mỗi đặc điểm cần đánh giá có một thang điểm phù hợp. Thông thường các đặc điểm cần đánh giá về công chức bao gồm mức độ hợp tác trong công việc, khả năng trao đổi, diễn đạt thông tin, tính sáng tạo, chấp hành kỷ luật về giờ giấc, nội quy làm việc, kỹ năng làm việc và một số đặc điểm khác tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng đối tượng công chức.
- Phương pháp đánh giá theo mục tiêu
Đây là phương pháp đánh giá dựa trên việc so sánh kết quả thực thi công việc với mục tiêu đã được tổ chức đạt ra từ trước. Phương pháp này đánh giá công chức dựa vào những mục tiêu do công chức và tổ chức cùng nhau xây dựng nên, qua đó công chức có thể chủ động trong việc đạt ra mục tiêu phấn đấu mà không cần người quản lý phải định hướng hay giả định. Đánh giá theo mục tiêu chủ yếu chú trọng đến kết quả của công việc chứ không đề cao tính cách, phẩm chất cá nhân của mỗi công chức. Việc đánh giá công chức được thông qua kết quả đạt hay không đạt được mục tiêu đã đề ra từ trước. Để đánh giá, các mục tiêu công việc của công chức sẽ được liệt kê
theo nhiệm vụ công việc của công chức đó, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Công chức được khuyến khích tham gia vào đánh giá, tuy nhiên, kết quả phải được thể hiện bằng con số càng cụ thể càng tốt và trong thời gian cụ thể.
- Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện đáng chú ý (phương pháp lưu giữ): Trong quá trình công tác của công chức thường có nhiều sự kiện đáng chú ý. Phương pháp này tập trung vào những sự kiện đáng chú ý nhằm xác định xem cán bộ, công chức xử lý như thế nào đối với các sự kiện đó. Một số sự kiện có ý nghĩa tích cực, một số khác có tác động tiêu cực, không nên xảy ra. Lãnh đạo ghi lại những sự kiện đáng nhớ của công chức, kể cả những sai lầm, trục trặc lớn hay những kết quả rất tốt trong khi thực hiện công việc của công chức, những kết quả bình thường không được đánh giá (tức là chỉ đánh giá dựa trên những sự kiện nổi bật).
- Phương pháp bình bầu:
Phương pháp bình bầu là việc tập thể cơ quan họp và cùng nhau tổng kết, đưa ra ý kiến dựa trên bản tự nhân xét của công chức. Hằng năm đến kì đánh giá, công chức sẽ viết bản báo cáo tự đánh giá về ưu nhược điểm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Sau đó, công chức trình bày bản tự đánh giá trước cuộc họp tập thể. Tập thể cơ quan sẽ đưa ra ý kiến nhận xét, đóng góp và tiến hành bình bầu kết quả đánh giá, phân loạicông chức. Có thể tiến hành bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết.
- Phương pháp đánh giá thông qua báo cáo:
Đây là phương pháp đã được sử dụng nhiều tại các cơ quan hành chính nước ta những năm 80 của thế kỷ XX. Người báo cáo phải tường thuật về hoạt động của cấp dưới, xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ. Báo cáo sẽ được người quản lý cấp cao hơn xem xét và đưa ra những nhận xét cho cả người bị báo cáo và người thực hiện báo cáo [33].