2.3. Hoạt động đánh giá công chứcquản lý hàng nă mở các cơ quan chuyên
2.3.2. Hệ thống đánh giá công chứcquản lý các cơ quan chuyên môn thuộc
2.3.2.1. Mục đích đánh giá
Mục đích của công tác đánh giá công chức quản lý hàng năm ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện theo Điều 9 của Quyết định 3101/QĐ-UBND, ngày 13/10/2017 của UBND huyện, nhằm:
- Đánh giá công chức quản lý để hiểu rõ được trên tất cả các mặt công tác của công chức quản lý. Thông qua việc đánh giá để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của công chức quản lý như về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng của công chức.
- Đánh giá công chức quản lý để phục vụ công tác quản lý nhân lực của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Kết quả đánh giá công chức quản lý hàng năm được sử dụng làm căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nhân lực; bố trí, sử dụng công chức quản lý đúng năng lực, sở trường; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; quyết định thôi việc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách khác đối với công chức quản lý [24].
2.3.2.2. Nguyên tắc đánh giá
Hằng năm, trên cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Điều 4,Quyết định số 370-QĐ/TU ngày 17/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đánh giá cán bộ, công chức; Quyết định số 181- QĐ/HU ngày 30/11/2016 về Quy chế đánh giá cán bộ, công chức diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý và Bộ quy chế đánh giá cán bộ, công chức đối với các chức danh do Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp nhận xét, đánh giá; căn cứ Quyết định 3101/QĐ-UBND, ngày 13/10/2017 về Quy chế đánh giá và Bộ tiêu chí đánh giá đối với công chức, viên chức, lao động thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Gio Linh có các nguyên tắc đánh giá như sau:
- Nguyên tắc 1:
Việc đánh giá công chức phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành công việc làm thước đo chủ yếu, gắn với kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
Với nguyên tắc này, từ năm 2015 đến nay, trên cơ sở ngay từ đầu năm công chức chủ chốt cấp huyện và cơ sở trong toàn huyện cũng như công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện ký cam kết với Ban Thường vụ Huyện ủy, căn cứ chức trách nhiệm vụ được giao và kết quả thực thi nhiệm vụ cũng như xem xét các mặt khác về phẩm chất, đạo đức, lối sống, cuối năm có sự rà soát, đánh giá để phân loại công chức.
- Nguyên tắc 2:
Khi đánh giá công chức hằng năm phải gắn với kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong năm đánh giá. Khi đánh giá đối với công chức trong năm có sự
thay đổi về đơn vị công tác, phải gắn với kết quả đánh giá, phân loại công chức của đơn vị cũ trước khi chuyển công tác. Gắn công tác đánh giá công chức với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức.
- Nguyên tắc 3:
+ Quá trình đánh giá cần phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất, năng lực, kiến thức, triển vọng phát triển của công chức quản lý, thông qua đó nhằm khích lệ công chức quản lý phấn đấu phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Chống bệnh thành tích, tình trạng hình thức, nể nang hoặc lợi dụng việc đánh giá công chức để thiên vị hoặc trù dập lẫn nhau.
+ Bảo đảm đúng trách nhiệm, thẩm quyền theo phân công, phân cấp. Tập thể, cá nhân có thẩm quyền đánh giá công chức quản lý phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình; đồng thời phải bảo đảm khách quan, toàn diện, cụ thể, công bằng, chính xác, trên cơ sở tự phê bình và phê bình và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như đã phân tích ở nguyên tắc thứ hai, việc đánh giá thực chất sẽ làm rõ những ưu, khuyết điểm của công chức quản lý, từ đó giúp công chức quản lý thấy rõ những mặt mạnh cũng như những hạn chế để khắc phục. Đồng thời việc đánh giá đúng phần nào nói lên được sự công khai, minh bạch, thẳng thắn, trung thực của người đánh giá đối với công chức quản lý, bớt được tình trạng nể nang, ngại va chạm, né tránh, ngại phê bình như hiện nay.
- Nguyên tắc 4, sử dụng kết quả đánh giá công chức:
+ Kết quả đánh giá hàng năm đối với công chức quản lý được công khai trong tập thể lãnh đạo và được thông báo tại Hội nghị cán bộ, công chức khối các cơ quan chính quyền huyện và được sử dụng cho việc thực hiện các
nội dung trong công tác cán bộ trong thời hạn không quá 06 tháng; là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức.
+ Công chức quản lý hai năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực thì xem xét thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và bố trí chức vụ khác thấp hơn; nếu không bố trí được thì thực hiện việc tinh giản biên chế. Công chức có một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực và một năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc thực hiện việc tinh giản biên chế. Công chức có một năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực thì không xem xét, đưa vào quy hoạch hoặc cân nhắc việc thôi quy hoạch chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch trong năm tiếp theo.
2.3.2.3. Chủ thể, thẩm quyền và thành phần tham gia đánh giá
Chủ thể có thẩm quyền đánh giá công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được triển khai thực hiện theo Điều 7, Quyết định số 3101/QĐ-UBND, ngày 13/10/2017 của UBND huyện, được thể hiện qua bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4. Chủ thể, thầm quyền và thành phần tham gia đánh giá công chức quản lý các cơ quan chuyên môn
TT Cơ quan Đối tượng
đánh giá Thẩm quyền đánh giá Thành phần tham gia đánh giá 1 HĐND - UBND Chánh văn phòng UBND Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong VP HĐND - UBND huyện Phó chánh VP UBND Chánh VP UBND nt 2 Phòng Nội vụ Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng Nội vụ Phó phòng Trưởng phòng Nội vụ nt 3 Phòng Tài chính - Kế hoạch Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn - Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng TC - KH Phó phòng Trưởng phòng TC- KH nt 4 Phòng Tài nguyên - Môi trường Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng TN - MT Phó phòng Trưởng phòng TN- MT nt 5. Phòng Kinh
tế - Hạ tầng Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn - Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng KT - HT Phó phòng Trưởng phòng KT- HT nt 6 Phòng Văn hóa và Thông tin Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng VH - TT
7 Phòng Giáo dục và Đào tạo
Trưởng phòng Chủ tịch UBND
huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn - Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng GD và ĐT Phó phòng Trưởng phòng GD-ĐT nt 8 Phòng Nông nghiệp và PTNT Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng NN và PTNT Phó phòng Trưởng phòng NN-PTNT nt 9 Phòng Lao động - Thương binh và XH Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn - Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng LĐTB và XH Phó phòng Trưởng phòng LĐTBXH nt 10 Phòng Y tế Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng Y tế
11 Phòng Tư
pháp Trưởng phòng Chủ tịch UBND huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng Tư pháp
Phó phòng Trưởng phòng Tư
pháp nt
12 Thanh tra Trưởng phòng Chủ tịch UBND
huyện - Chủ tịch UBND các xã, thị trấn - Ủy viên UBND huyện - Công chức trong phòng Thanh tra
Phó phòng Trưởng phòng
Thanh tra nt
Nguồn: Quy chế đánh giá, phân loại công chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện (ban hành kèm theo Quyết định số 3101/QĐ-UBND,
2.3.2.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá
Nội dung đánh giá công chức
Trên cơ sở Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và theo Quyết định 3101/QĐ-UBND, ngày 13/10/2017 về Quy chế đánh giá và Bộ tiêu chí đánh giá đối với công chức, viên chức, lao động thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Gio Linh, đánh giá công chức căn cứ vào các nội dung:
- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ;
- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; - Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết tập thể.
Nội dung đánh giá công chức quản lý các cơ quan chuyên môn UBND huyện Gio Linh dựa chủ yếu trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, theo phương châm: lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo để đánh giá năng lực công chức, đồng thời phải xem xét trên tất cả các mặt về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thái độ phục vụ nhân dân, năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, năng lực lãnh đạo, quản lý…
Cụ thể hơn, công tác đánh giá hàng năm đối với công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Gio Linh được nhấn mạnh ở các mặt sau:
- Đánh giá phẩm chất đạo đức; tinh thần, thái độ làm việc của công chức quản lý: việc đánh giá dựa trên các tiêu chí gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi quản lý.
- Đánh giá hiệu quả làm việc của công chức quản lý: Đánh giá công chức quản lý theo hiệu quả công việc có thể được biểu hiện thông qua thời gian, cách thức thực hiện, những chuẩn mực về thái độ hành vi khi thực hiện công việc, tập trung vào sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của cơ quan, pháp luật của Nhà nước gắn với cơ chế kiểm soát quy trình khá chặt chẽ.
- Đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức quản lý: tập trung vào sự tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc quản lý ở cơ quan, đơn vị, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận.
Về tiêu chí đánh giá công chức
Theo Quyết định số 3101/QĐ-UBND, ngày 13/10/2017 của Ủy ban nhân dân huyện và Quyết định 393-QĐ/HU, ngày 27/11/2018 của Ban
Thường vụ Huyện ủy Gio Linh, thì công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được đánh giá ở các mức như sau:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (từ 90 - 100 điểm):
a) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89- QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
b) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
d) Làm tốt công tác tham mưu, hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật;
đ) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật;
e) Có năng lực tập hợp, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất;
g) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% nhiệm vụ cơ bản hoàn thành vượt mức. 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
h) Có sáng kiến, giải pháp được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả được Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở công nhận hoặc đã được nghiệm thu áp dụng.
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ (từ 75 - dưới 90 điểm):
a) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89- QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
b) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại