Lậpkế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 25 - 28)

1.1.2.1. Khái niệm lập kế hoạch

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu phát triển KT-XH một cách đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả cần phải lập kế hoạch. Tất cả các nhà quản lý các cấp và tất cả các lĩnh vực quản lý đều phải thực hiện việc lập kế hoạch nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý KT-XH, là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán, dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chƣơng trình hành động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển KT-XH trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc một địa phƣơng.

Lập kế hoạch dƣới mọi hình thức đều đƣợc thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc. Hầu hết các cơ quan có vai trò lập kế hoạch đều có mối quan hệ kép, bao gồm mối quan hệ theo chiều dọc với bộ ngành trung ƣơng và mối quan hệ theo chiều ngang với đơn vị hành pháp liên quan. Về nguyên tắc, KHPT KT-XH cấp dƣới cụ thể hóa các định hƣớng phát triển lớn của kế hoạch cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình.

Lập KHPT KT-XH là một quy trình gồm nhiều bƣớc mà trọng tâm là hƣớng vào việc xác định những gì cần phải hoàn thành và hoàn thành nhƣ thế nào. Kết quả của lập KHPT KT-XH chính là bản kế hoạch xác định phƣơng hƣớng hành động mà Nhà nƣớc hoặc địa phƣơng sẽ thực hiện.

1.1.2.2. Vai trò của lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra đƣợc những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra.

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nƣớc, là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy mọi hoạt động KT- XH có hiệu quả cao, đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Trong khuôn khổ phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh cũng nhƣ trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, KHPT KT-XH cấp tỉnh có chức năng là một công cụ cơ bản để điều tiết sự vận động và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Chức năng đó đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Điều tiết phối hợp ổn định kinh tế tỉnh: KHPT KT-XH cấp tỉnh là công cụ điều tiết sự phát triển của KT-XH và tạo lập môi trƣờng ổn định. Trong từng thời kỳ với các mục tiêu đặt ra, KHPT KT-XH đƣa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phƣơng, phát huy đƣợc thế mạnh, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển ổn định giữa các mặt KT-XH và môi trƣờng; KHPT KT-XH có vai trò điều chỉnh, điều tiết sự phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế nhằm phát huy lợi thế của các vùng, các thành phần kinh tế, đồng thời điều chỉnh để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ tạo điều kiện phát triển KT-XH.

- Định hƣớng phát triển KT-XH của tỉnh: KHPT KT-XH cấp tỉnh đƣa ra một hệ thống mục tiêu phát triển vĩ mô về KT-XH trên địa bàn tỉnh, xây dựng các chƣơng trình, tìm các giải pháp và các phƣơng án thực hiện, dự báo khả năng, phƣơng hƣớng phát triển, xác định các cân đối lớn nhằm dẫn dắt, định hƣớng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trƣờng, đồng thời tạo đòn bẩy, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế thực hiện vì mục tiêu phát triển chung của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động KT-XH của tỉnh: Thông qua việc theo dõi, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch và tuân thủ các cơ chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Các kết quả đánh giá thực hiện các chính sách, mục tiêu đặt ra và kết quả phân tích hiệu quả tài

chính, hiệu quả KT-XH là các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của các năm và giai đoạn tiếp theo.

1.1.2.3. Nguyên tắc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tùy theo từng quốc gia, địa phƣơng hay tổ chức mà KHPT KT-XH có những đặc trƣng khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, KHPT KT-XH cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tính bền vững: KHPT KT-XH phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng nhằm khắc phục tình trạng địa phƣơng tập trung vào phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến các lĩnh vực khác, đặc biệt là bảo vệ môi trƣờng.

- Dựa trên kết quả: khi lập và thực hiện cần phải làm rõ đầu vào, đầu ra và kết quả, đặc biệt quan tâm đến các kết quả/tác động trung hạn và dài hạn.

- Tuân thủ các quy luật của thị trƣờng: các mục tiêu phát triển đề ra của địa phƣơng/ngành phải phù hợp với các quy luật kinh tế thị trƣờng. Tức là xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Sản xuất và dịch vụ phải đảm bảo mang lại lợi ích cho ngƣời sản xuất/nhà cung ứng dịch vụ cũng nhƣ cho xã hội. Điều này đòi hỏi những ngƣời lập kế hoạch phải hiểu và tôn trọng các quy luật kinh tế thị trƣờng.

- Tập trung dân chủ: cần huy động đƣợc sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng). Điều này góp phần tăng cƣờng tính liên kết của kế hoạch theo chiều dọc giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, quản lý ngành dọc và quan hệ chiều ngang (lãnh thổ), đảm bảo các yêu cầu phát triển ƣu tiên của địa phƣơng đƣợc thể hiện trong các bản kế hoạch.

- Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế: đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam về thƣơng mại, môi trƣờng, quyền con ngƣời, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ của địa phƣơng.

- Đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực: bao gồm khả năng cân đối nguồn lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.

- Đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc/quy hoạch: phù hợp với chiến lƣợc/quy hoạch phát triển trung và dài hạn của tỉnh và các ngành/lĩnh vực liên quan, phát huy đƣợc tiềm năng lợi thế của địa phƣơng.

- Linh hoạt, mềm dẻo: phải xây dựng để thích ứng với nhiều hoàn cảnh và những thay đổi trong, ngoài nƣớc, ngoài tỉnh. Đƣa ra nhiều phƣơng án tƣơng ứng với các giả định về các điều kiện trong hiện tại và tƣơng lai để chủ động trong mọi tình huống. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch có thể điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 25 - 28)