Thiếu văn bản hướng dẫn pháp quy nên Kế hoạch phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 67 - 68)

kinh tế - xã hội cấp tỉnhvẫn được xây dựng theo phương pháp truyền thống

Qua thực tế công việc của bản thân tác giả thấy rằng đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa có các văn bản pháp lý mang tính dài hạn và cụ thể nhƣ luật, pháp lệnh hay nghị định cũng nhƣ những quy định hƣớng dẫn cụ thể về phƣơng pháp, quy trình, nội dung lập KHPT KT-XH cấp tỉnh.

Bộ KH&ĐT với sự hỗ trợ của dự án Tăng cƣờng năng lực địa phƣơng

(SLGP) đã xây dựng bộ “Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát triển địa

phương hàng năm và 5 năm theo phương pháp mới” và đã gửi văn bản các tỉnh để tham khảo tài liệu trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, đây vẫn là cách tiếp cận theo dự án tài trợ, chƣa phải là nỗ lực tổng kết kinh nghiệm, bài học của khoảng trên 30 tỉnh hiện nay đang thực hiện đổi mới công tác lập kế hoạch để có đƣợc một hƣớng dẫn chính thức áp dụng chung trong cả nƣớc theo hƣớng đơn giản và khả thi. Do thiếu các văn bản pháp quy dẫn đến tình trạng mỗi ngành, mỗi tỉnh trong cả nƣớc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng có các cách khác nhau trong thực hiện lập KHPT KT-XH.

Đối với tỉnh Cao Bằng, Quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp huyện và cấp xã đã đƣợc thể chế, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay nhiều điểm không còn phù hợp, cần điều chỉnh. Trong khi đó Quy trình lập KHPT KT-XH cấp tỉnh chƣa đƣợc xây dựng nên việc lập KHPT KT-XH tại các sở, ban, ngành vẫn làm theo phƣơng pháp truyền thống, chƣa có nhiều đổi mới.

Bản KHPT KT-XH cấp tỉnh hiện nay của Cao Bằng đƣợc xây dựng vẫn chủ yếu theo lối truyền thống, còn mang tính chất liệt kê các nội dung công việc, việc xác định các mục tiêu trong kế hoạch vẫn còn dàn trải trên tất cả các lĩnh vực và lặp đi lặp lại qua nhiều kỳ kế hoạch. Cách đánh giá thực trạng phổ biến là mô tả thống kê tĩnh, chủ yếu chỉ so sánh giữa kết quả thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, giải pháp của bản KHPT KT-XH đƣợc tổng hợp từ kế hoạch các ngành và kế hoạch các huyện đƣa ra cũng còn chung chung,

chƣa cụ thể. Các phƣơng pháp so sánh chéo (với các tỉnh khác trong cả nƣớc hoặc so sánh với tiềm năng của chính địa phƣơng), so sánh theo chuỗi thời gian (so sánh kết quả đạt đƣợc qua nhiều năm liên tiếp) và so sánh tƣơng quan hầu nhƣ không đƣợc áp dụng. Các công cụ phổ biến trong lập kế hoạch nhƣ phân tích môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài, phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu,… đƣợc đề cập còn rất hạn chế. Các tài liệu sử dụng để đánh giá chủ yếu là số liệu thống kê và báo cáo của các Sở, ngành. Việc tham khảo các nghiên cứu đánh giá khác có liên quan cũng còn rất hạn chế. Do vậy, những nhận định trong đánh giá thực trạng chƣa làm rõ đƣợc vị trí của tỉnh đang ở đâu so với các tỉnh khác trong cả nƣớc, nhiều nội dung còn thiếu thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện, chƣa gắn kết với kế hoạch cấp ngành và kế hoạch cấp huyện xã.

Kế hoạch hiện nay đƣợc xây dựng chƣa đề cập nhiều đến vấn đề theo dõi và đánh giá thực hiện cho nên nhiều chỉ tiêu của kế hoạch hàng năm đƣa ra chƣa đánh giá đƣợc cụ thể. Nhiều chỉ tiêu còn mang tính chủ quan, mang tính thời vụ nên chƣa phản ánh hết thực chất tình hình của tỉnh. Việc chƣa thống nhất và nhất quán các thông tin đƣợc thu thập cho mục đích theo dõi và đánh giá dẫn đến chất lƣợng và tính chính xác của thông tin và số liệu trong báo cáo. Việc tiến hành đánh giá về hiệu quả của các Chƣơng trình, dự án, hiệu quả, hiệu lực của các chính sách mà tỉnh đang triển khai qua các phƣơng pháp phổ biến nhƣ đánh giá theo khung logic, phân tích lợi ích - chi phí, qua ý kiến phản hồi của ngƣời dân và các bên liên quan còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 67 - 68)