Đối với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 92 - 94)

Bộ KH&ĐT điều phối chung về công tác lập kế hoạch, tạo điều kiện để các tỉnh tham gia các diễn đàn, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm đổi mới công tác lập kế hoạch địa phƣơng do Bộ KH&ĐT chủ trì, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội nâng cao chất lƣợng bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ làm

công tác lập kế hoạch ở cơ sở thông qua các khóa đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ kế hoạch một cách cơ bản.

Cần đánh giá, tổng kết việc đổi mới lập KHPT KT-XH cấp tỉnh từ các tỉnh đã thực hiện có hiệu quả, từ đó hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác lập, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện KHPT KT-XH và sớm tham mƣu Chính phủ ban hành để các bộ, ngành và địa phƣơng trên cả nƣớc thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trên cả nƣớc. Các văn bản quy phạm pháp luật này có thể là Luật, Pháp lệnh. Trƣớc mắt có thể tham mƣu Chính phủ sớm ban hành một Nghị định về lập, theo dõi và đánh giá thực hiện KHPT KT- XH. Đồng thời cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ các bên liên quan đến lập, theo dõi và đánh giá KHPT KT-XH từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Tổ chức biên soạn các bộ tài liệu hƣớng dẫn công tác lập KHPT KT-XH đƣa vào các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo phổ biến cho sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu và các nhà hoạch định, thẩm định kế hoạch để từng bƣớc nâng cao năng lực cán bộ kế hoạch.

Từ khi Luật đầu tƣ công (số 49/2014/QH13) có hiệu lực và đi vào thực hiện (từ 01/01/2015) đã góp phần ngăn chặn đƣợc tình trạng đầu tƣ tràn lan trƣớc đây. Liên quan đến công tác lập kế hoạch thì hiện nay ở địa phƣơng xây dựng 02 bản kế hoạch, bao gồm KHPT KT-XH và kế hoạch đầu tƣ công. Kế hoạch đầu tƣ công phải bảo đảm phù hợp với các mục tiêu và góp phần thực hiện các mục tiêu trong KHPT KT-XH. Tuy nhiên do 2 bản kế hoạch là riêng nên bản thân tác giả thấy có sự tách rời giữa danh mục các dự án đầu tƣ trong Kế hoạch đầu tƣ công với các mục tiêu, chỉ tiêu trong KHPT KT-XH (ví dụ: Trong bản KHPT KT-XH, chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh năm 2018 tăng từ 88% lên 94%. Để tăng thêm 0,6% thì theo đó là cần đầu tƣ thêm bao nhiêu công trình nƣớc hợp vệ sinh. Tuy nhiên trong Kế hoạch đầu tƣ công, chỉ ghi số lƣợng công trình đƣợc đầu tƣ, địa bàn đầu tƣ mà không có đánh giá việc đầu tƣ đó sẽ góp phần tăng thêm bao nhiêu % Tỷ lệ hộ

nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh trong năm,…). Do vậy, Bộ KH&ĐT cần điều chỉnh, sửa đổi để Kế hoạch đầu tƣ công gắn kết với KHPT KT-XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 92 - 94)