Nội dung các bước lậpkế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 31 - 36)

cấp tỉnh

1.2.3.1. Những căn cứ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh

Để xây dựng KHPT KT-XH cấp tỉnh hàng năm, cần căn cứ vào những nội dung chính sau:

- Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.

- Chỉ thị, hƣớng dẫn về lập KHPT KT-XH hàng năm của Thủ tƣớng Chính phủ cùng các văn bản hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính.

- Chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, KHPT KT-XH 5 năm, KHPT các ngành, lĩnh vực của tỉnh; Các quy hoạch phát triển ngành trên lãnh thổ tại địa phƣơng.

- Điều kiện tự nhiên, nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và đánh giá tình hình thực hiện và kết quả thực hiện KHPT KT-XH, kế hoạch phát triển ngành của tỉnh hiện tại và dự kiến các nguồn lực phát triển cho năm tới.

- Các cơ chế và chính sách lớn có tác động đến sự phát triển trong kỳ kế hoạch bao gồm các chính sách về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, an sinh xã hội, những điều chỉnh về phân cấp quản lý KT-XH.

1.2.3.2. Các bước lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh

Quy trình lập KHPT KT-XH cấp tỉnh hiện nay chƣa có văn bản, quy định chính thức, thể chế từ Bộ KH&ĐT. Căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm, căn cứ vào các bƣớc cần thiết để xây dựng đƣợc các nội dung của bản KHPT KT-XH từ giai đoạn khởi động quá trình lập kế hoạch cho đến khi xây dựng hoàn chỉnh và đƣợc các cấp thông qua, phê duyệt, công tác lập KHPT KT-XH cấp tỉnh hàng năm hiện nay có thể chia làm hai vòng: Vòng I đƣợc tính từ khi Thủ tƣớng có Chỉ thị về việc lập KHPT KT-XH đến khi bản dự thảo KHPT KT-XH của các cấp đƣợc tổng hợp và trình Chính phủ, Quốc hội xem xét (gồm bƣớc 1 và bƣớc 2). Vòng II là quá trình phê duyệt và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cấp (gồm bƣớc 3). Bản kế hoạch đƣợc xây dựng theo trình tự nhƣ sau:

Bƣớc 1, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch hàng năm, căn cứ vào Khung hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT, địa phƣơng tiến hành xây dựng KHPT KT-XH hàng năm.

Hàng năm vào khoảng đầu tháng 7, Bộ KH&ĐT gửi văn bản hƣớng dẫn và định hƣớng, nội dung lập kế hoạch, các cơ chế và chính sách mới, diễn biến trong và ngoài nƣớc có thể ảnh hƣởng đến tình hình phát triển KT-XH năm tiếp theo. Căn cứ vào văn bản hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh

gửi văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai xây dựng KHPT KT-XH, trong đó Sở KH&ĐT đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu và hƣớng dẫn các ngành, huyện, thị xây dựng KHPT KT-XH.

Bƣớc 2, Căn cứ hƣớng dẫn của Sở KH&ĐT, các sở, ban, ngành và các huyện, thị sẽ xây dựng KHPT KT-XH (bao gồm việc hƣớng dẫn các xã, phòng ban chuyên môn và các đơn vị liên quan xây dựng KHPT KT-XH của đơn vị mình) hoàn thiện bản dự thảo KHPT KT-XH của đơn vị mình và gửi đến Sở KH&ĐT để tổng hợp vào bản dự thảo KHPT KT-XH của tỉnh. Sau khi báo cáo UBND tỉnh và Thƣờng vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến góp ý, Sở KH&ĐT sẽ hoàn chỉnh bản dự thảo KHPT KT-XH tỉnh. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm, Sở KH&ĐT trực tiếp báo cáo và bảo vệ KHPT KT-XH của tỉnh với Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành Trung ƣơng liên quan.

Bƣớc 3, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, tháng 12 hàng năm, Thủ tƣớng Chính phủ giao kế hoạch cho các tỉnh. Bộ KH&ĐT ban hành văn bản hƣớng dẫn và biện pháp tổ chức thực hiện. Trên cơ sở số giao chính thức từ trung ƣơng, Sở KH&ĐT hoàn thiện bản dự thảo KHPT KT-XH, trình HĐND tỉnh thông qua và giao KH cho các ngành, huyện, thị triển khai thực hiện.

1.2.2.3. Công cụ chủ yếu sử dụng để lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Nội dung bản KHPT KT-XH có khoa học, khả thi hay không phụ thuộc rất lớn vào các công cụ và phƣơng pháp lập. Tùy thuộc vào các bƣớc trong quá trình lập KHPT KT-XH mà có thể sử dụng các phƣơng pháp và công cụ phân tích, đánh giá, nhận định, dự báo, dự toán kinh phí khác nhau.

Để việc lập KHPT KT-XH hiệu quả thì cần sử dụng một số phƣơng pháp, công cụ phân tích chính nhƣ: phƣơng pháp đánh giá thực trạng, so sánh, đánh giá các yếu tố chính trị, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, phân tích môi trƣờng (phân tích SWOT), phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu theo chuỗi kết quả hay đánh giá nhanh nông thôn (PRA) trong các dự án phát triển dựa vào cộng đồng. Việc vận dụng những phƣơng pháp và công cụ hiện đại này sẽ giúp bản

KHPT KT-XH có những cơ sở vững chắc để đƣa ra các mục tiêu và giải pháp chính sách ƣu tiên, cũng nhƣ dự báo nguồn lực và dự kiến phƣơng án phân bổ, ƣu tiên hóa nguồn lực phù hợp với các mục tiêu phát triển.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài những yếu tố tác động khách quan thì chất lƣợng bản KHPT KT- XH vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan, những nhân tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác lập KHPT KT-XH, bao gồm:

1.2.4.1. Thông tin để lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình lập KHPT KT-XH thông tin sẽ giúp lãnh đạo có đƣợc các quyết định đúng đắn kịp thời. Thông tin là cơ sở của công tác lập kế hoạch, khi lập kế hoạch cần dựa vào thông tin về các nguồn lực về kinh tế, nguồn nhân lực, tài lực, vật lực,... và mối quan hệ tối ƣu giữa chúng nhằm đảm bảo sử dụng, phân bổ có hiệu quả nhất. Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch thì cũng cần phải dựa vào các thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó,thông tin để lập kế hoạch có đầy đủ và đáng tin cậy không cũng vô vùng quan trọng. Các thông tin này đều dựa trên các căn cứ, điều kiện tiền đề nhƣ các dự báo về các điều kiện KT-XH, chính trị, tiềm năng, cơ hội của địa phƣơng, đó chính là cơ sở để dự báo trƣớc các khả năng có thể xảy ra và đề ra các biện pháp nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn...

1.2.4.2. Trình độ, năng lực của cán bộ lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Việc lập kế hoạch là do cán bộ chuyên môn tại các sở, ban, ngành và các huyện đề xuất, xây dựng, do vậy chất lƣợng bản KHPT KT-XH vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những ngƣời làm công tác kế hoạch.

Năng lực của các cán bộ lập kế hoạch có ảnh hƣởng lớn đến công tác xây dựng kế hoạch, các nhà lập kế hoạch phải hiểu rõ lĩnh vực đang tham mƣu, phải có kiến thức về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, có kỹ năng về nhận thức, hoạch định, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề năng lực và trình độ, từ đó nghiên cứu lĩnh vực đƣợc phụ trách một cách nghiêm túc để thấy đƣợc bản chất của vai trò, tổng hợp các cơ chế vận hành, nhất là cơ chế luật pháp, chính sách hiện hành đang điều chỉnh lĩnh vực, để đề xuất các giải pháp thích hợp đủ cơ sở, có sức thuyết phục cho ngƣời lãnh đạo đƣa ra quyết định kịp thời, hiệu quả để xây dựng đƣợc một bản kế hoạch hợp lý, có tính khả thi và độ linh hoạt cao. Nếu năng lực thấp thì sẽ dẫn tới chất lƣợng kế hoạch của đơn vị thấp, không khả thi,...

1.2.4.3. Các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hƣởng sâu sắc đến công tác lập KHPT KT-XH. Một cơ chế, chính sách phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động phát triển KT-XH và ngƣợc lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tỉnh. Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nƣớc ta đã cho thấy, càng đi sâu vào cơ chế thị trƣờng thì càng phát sinh thêm nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần phải tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vƣớng mắc trong nhiều năm chuyển đổi để thực sự phân quyền và trao quyền tự hơn cho địa phƣơng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc.

1.2.4.4. Sự tham gia của các ngành, các cấp, cán đoàn thể, tổ chức xã hội và có sự tham gia của người dân vào quá trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Nếu các bên đƣợc tham gia vào quá trình lập kế hoạch họ sẽ đóng góp các ý kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, về nhu cầu thực tế của địa phƣơng. Khi có đƣợc sự nhất trí, đồng thuận về các cơ sở tiền đề để lập kế

hoạch thì sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình lập kế hoạch, hiểu rõ công việc mình sẽ phải thực hiện. Ngƣợc lại, nếu sự tham gia của các bên mà hạn chế, sẽ dẫn tới tính khả thi của bản KHPT KT-XH không cao, không huy động đƣợc mọi nguồn lực để phát triển KT-XH,...

1.2.4.5. Nguồn lực

Mỗi một địa phƣơng đều có những nét đặc thù riêng của mình, để lập KHPT KT-XH cần phân tích và nhận biết chi tiết cụ thể, đánh giá chính xác nguồn lực của địa phƣơng để phục vụ cho phát triển KT-XH.

Nguồn lực cần cho sự phát KT-XH địa phƣơng thông thƣờng chia thành các nhóm: nguồn nhân lực, nguồn vốn tài chính, khoa học công nghệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn xã hội (các mối quan hệ của địa phƣơng với nhau, sự hợp tác của địa phƣơng với các địa phƣơng khác, thể chế, truyền thống văn hóa - xã hội,...), vốn vật chất (tài sản của địa phƣơng, hạ tầng giao thông,...)

Nếu các nguồn lực trên bị hạn chế (nhƣ thiếu nhân lực, thiếu vốn để triển khai chƣơng trình, dự án,...) sẽ ảnh hƣởng đến việc tính toán các chỉ tiêu và hạn chế trong việc phân bổ các nguồn lực để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, do đó sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng lập kế hoạch.

1.2.4.6. Phương pháp (quy trình) lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Các bƣớc lập kế hoạch có lôgic, phù hợp hay không? Phƣơng pháp lập nhƣ thế nào? Các cơ sở, căn cứ để lập có đầy đủ hay không?… cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công tác lập KHPT KT-XH.

Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của một bản kế hoạch: Chất lƣợng bản kế hoạch cao hay thấp và có tính khả thi hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 31 - 36)