Công tác lậpKế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 57 - 64)

Trƣớc năm 2008, việc lập KHPT KT-XH cấp xã tại tỉnh Cao Bằng vẫn chƣa đƣợc quan tâm và đa số các xã không thực hiện (trƣớc đó chỉ một số ít xã đƣợc một số Chƣơng trình, dự án hỗ trợ thí điểm). Tuy nhiên, trong thời gian thí điểm, vẫn theo thói quen lập kế hoạch theo phƣơng pháp truyền thống, nên bản kế hoạch vẫn mang nặng tính hình thức, bị động, chủ yếu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đƣợc giao từ cấp huyện và cấp tỉnh chứ không phải phản ánh thực chất các nội dung trên địa bàn nên không có tính chủ động và chƣa huy động đƣợc mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Với sự tài trợ kinh phí của Dự án quản lý Nhà nƣớc - khuyến nông và thị trƣờng (CB-GEM), Chƣơng trình cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD), Dự án phát triển kinh doanh với ngƣời nghèo tỉnh Cao Bằng (DBRP) đã hỗ trợ tỉnh trong việc đổi mới công tác lập KHPT KT-XH cấp xã, Cao Bằng là một trong những địa phƣơng đầu tiên trong toàn quốc thực hiện thí điểm và đã thể chế hóa quy trình xây dựng KHPT KT-XH cấp xã có sự tham gia, đó là một bƣớc đột phá trong công tác

lập kế hoạch, giúp cho việc lậpkế hoạch cấp xã mang tính chủ động, thực tiễn hơn và có thể theo dõi và đánh giá. Đến năm 2009, UBND tỉnh Cao Bằng đã thể chế hóa quy trình lập KHPT KT-XH cấp xã trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 1714/QĐ- UBND, ngày 07/8/2009 về việc ban hành Quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng)

Qua quá trình thí điểm từ năm 2006, đến năm 2014 quy trình lập, chỉ đạo thực hiện và theo dõi đánh giá KHPT KT-XH hàng năm của xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại 13/13 huyện và 199/199 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Biểu 2.2: Tỷ lệ số xã áp dụng quy trình lập KHPT KT-XH cấp xã

có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2005-20185

TT Thời gian Tên dự án hỗ trợ Số xã áp

dụng

Tỷ lệ xã áp dụng

1 Năm 2006-2007 CB-GEM 15 xã/199 xã 7,5%

2 Năm 2008-2009 CB-GEM, PS-ARD giai

đoạn I; IFAD giai đoạn I 43 xã/199 xã 21,6%

3 Năm 2010-2013 PS-ARD giai đoạn I;

IFAD giai đoạn I 112 xã/199 xã 56,3%

4 Năm 2014-2015 PS-ARD giai đoạn I;

IFAD giai đoạn I 199 xã/199 xã 100%

6 Năm 2016-2018 IFAD giai đoạn II (đang

chuẩn bị thực hiện dự án) 199 xã/199 xã 100%

Từ năm 2016-2018, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ công tác lập KHPT KT-XH cấp xã có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã kết thúc, không còn kinh phí hỗ trợ. Hiện nay Dự án DBRP giai đoạn II đang chuẩn bị triển

khai và hỗ trợ tỉnh trong năm 2018, nhƣng việc xây dựng KHPT KT-XH hàng năm cấp xã và việc hỗ trợ các xã lập kế hoạch vẫn đƣợc thực hiện, tuy nhiên chất lƣợng triển khai và chất lƣợng các bản kế hoạch đến nay chƣa đƣợc đánh giá do thiếu kinh phí.

Theo quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bản KHPT KT-XH đƣợc lập trên cơ sở: Chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; Chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện, tỉnh; chiến lƣợc và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; KHPT KT-XH 5 năm và hàng năm của cấp trên; Chỉ thị, hƣớng dẫn về xây dựng kế hoạch của cấp trên; Thực trạng phát triển KT-XH năm báo cáo.

Nội dung KHPT KT-XH hàng năm của xã bao gồm các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác. Cấu trúc bản kế hoạch bao gồm hai phần thuyết minh chính:

- Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm báo cáo (tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân).

- Phần II: KHPT cho năm tiếp theo. Các mục chính của phần II này đƣợc sắp xếp theo thứ tự: Các mục tiêu, các giải pháp, kế hoạch hành động và nguồn lực.

Kèm theo phần thuyết minh là hệ thống bảng biểu về chỉ tiêu KT-XH năm báo cáo và năm kế hoạch.

Quy trình lập KHPT KT-XH cấp xã có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm 10 bƣớc, đƣợc thực hiện từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 12. Các bƣớc trong quy trình có nêu rõ nội dung, thời gian và trách nhiệm thực hiện cụ thể và kết quả, nội dung các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Họp UBND xã: Tổ công tác xã lên kế hoạch triển khai lập kế hoạch năm.

Bước 3: Tổ công tác tổng hợp thông tin từ các cấp, ngành, các thôn và viết dự thảo KHPT KT-XH xã.

Bước 4: Hội nghị lập KHPT KT-XH xã.

Bước 5: Tổ công tác hoàn thiện dự thảo KHPT KT-XH.

Bước 6: UBND xã báo cáo Đảng ủy, HĐND xã phê duyệt và trình bản

dự thảo KHPT KT-XH lên huyện.

Bước 7: Phòng Tài chính - Kế hoạch lấy ý kiến các bên liên quan rà soát bảnkế hoạchvà NS xã.

Bước 8: UBND xã nhận kế hoạch và ngân sách phê duyệt từ huyện. Tổ công tác xã chỉnh sửa, hoàn thiện bản KHPT KT-XH.

Bước 9: Họp HĐND xã thông qua kế hoạch và ngân sách chính thức.

Bước 10: Họp xã thông tin và phản hồi KHPT KT-XH phê duyệt tới cán bộ xã và ngƣời dân.

Sơ đồ 2.1: Quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một trong những kết quả lớn nhất của việc áp dụng lập KHPT KT-XH cấp xã có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là thông qua các hoạt động

lập KHPT KT-XH có sự tham gia ở các xã đã phát huy hiệu quả Pháp lệnh dân chủ cơ sở, nâng cao trách nhiệm giải trình của lãnh đạo các cấp tạo nên sự đồng thuận cao giữa ngƣời dân và chính quyền trong phát triển kinh tế địa phƣơng. Cụ thể việc lập kế hoạch cấp xã không chỉ là hoạt động của chính quyền mà có sự tham gia và tham vấn của ngƣời dân tại thôn, đã huy động, thu hút đƣợc sức dân trong lập, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kế hoạch. Việc lập KHPT KT-XH đƣợc thực hiện rất sôi nổi ở các xóm với sự tham gia đông đảo của ngƣời dân. Ý thức và nhận thức của ngƣời dân về các bản kế hoạch nhằm nâng cao đời sống của chính họ đƣợc nâng cao. Nguồn lực của ngƣời dân cũng đƣợc họ tự nguyện đóng góp để thực hiện kế hoạch

Đồng thời, giúp cho chính quyền cơ sở cấp xã, huyện quản trị địa phƣơng tốt hơn. Việc lập kế hoạch kết hợp có sự tham gia từ dƣới lên của các bên liên quan giúp cho bản kế hoạch phản ánh đúng thực trạng, mong muốn và nhu cầu của ngƣời dân, từ đó định hƣớng cho việc xác định các giải pháp và sử dụng các nguồn lực hợp lý để tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

2.3.3.Công tác lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện của tỉnh Cao Bằng được thể chế về quy trình xây dựng

Tiếp nối quá trình đổi mới quy trình, nội dung và phƣơng pháp lập KHPT KH-XH hàng năm cấp xã, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ Cải cách Hành chính công Cao Bằng (SPAR-CB), từ năm 2007 tỉnh Cao Bằng đã tiếp tục nghiên cứu thí điểm đổi mới quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp huyện. Dựa trên kinh nghiệm khảo sát, tập huấn và hƣớng dẫn thí điểm tại một số địa phƣơng khác trong cả nƣớc và kết quả khảo sát trực tiếp thực trạng công tác lập kế hoạch và ngân sách và trên cơ sở thực tế triển khai rút kinh nghiệm, cùng với kinh nghiệm của các dự án khác (nhƣ Dự án Đổi mới công tác lập KHPT KT-XH Hòa Bình JICA -HPRP, Chƣơng trình Chia Sẻ của Bộ KH-ĐT,…), đến năm 2009 Quy trình xây dựng KHPT KT-XH cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đƣợc quyết định ban hành và áp dụng tại 13/13

huyện/thành phố trong tỉnh (Quyết định số 1714/QĐ- UBND, ngày 07/8/2009 về việc ban hành Quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng).

Quy trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp huyện tại Cao Bằng gồm hai vòng: Vòng I (Xây dựng, tham vấn lần đầu và bảo vệ dự thảo KHPT KT-XH) và Vòng II (Theo dõi, cập nhật và hoàn chỉnh KHPT KTXH chính thức). Trong các vòng sẽ bao gồm các bƣớc triển khai xây dựng kế hoạch, quy trình đƣợc mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình lập KHPT KT-XH hàng năm cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Vòng I (xây dựng, tham vấn lần đầu và bảo vệ dự thảo KHPT KT-XH) với mục đích nhằm thu thập thông tin từ Sở KH&ĐT, Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành của tỉnh, các phòng, ban, đoàn thể và các đơn vị kinh tế lớn trên địa bàn cấp huyện và các xã để xây dựng dự thảo bản KHPT KT-XH huyện, trong đó có lồng ghép nội dung của các bản KHPT KT-XH cấp xã, đảm bảo đúng tiến độ để trình và tổng hợp vào bản KHPT KT-XH cấp tỉnh.

Đây là vòng quan trọng nhất, vì thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch định hƣớng phát triển KT-XH cấp huyện.

Nội dung trong Vòng I: Các phòng, ban và các đơn vị kinh tế lớn trên địa bàn huyện (các bên liên quan cấp huyện) dự thảo sơ bộ kế hoạch ngành làm cơ sở cho phòng TC-KH xây dựng KH định hƣớng; phòng TC-KH thay mặt UBND huyện dự thảo hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch gửi cho các phòng, ban, huyện và các xã; các đơn vị triển khai xây dựng dự thảo kế hoạch, tổ chức Hội nghị định hƣớng kế hoạch huyện để tham vấn các bên trƣớc khi dự thảo chính thức và bảo vệ KHPT KT-XH cấp huyện trƣớc tỉnh. Thời gian thực hiện từ tháng 5 đến tháng 7, gồm 7 bƣớc:

Bước 1: Chuẩn bị và thu thập thông tin cho dự thảo kế hoạch.

Bước 2: Tổng hợp, phân tích thông tin và xây dựng khung kế hoạch định hƣớng huyện.

Bước 3: Hội nghị bàn tròn chuẩn bị triển khai xây dựng KHPT KT-XH huyện và quyết định kế hoạch định hƣớng phát triển huyện.

Bước 4: Phòng TC-KH hƣớng dẫn chi tiết lập KHPT KT-XH huyện.

Bước 5: Triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết ở các phòng, ban và xã

Bước 6: Dự thảo KHPT KT-XH huyện.

Bước 7: Bảo vệ KHPT KT-XH huyện trƣớc tỉnh.

Vòng II (Theo dõi, cập nhật và hoàn chỉnh KHPT KT-XH chính thức). Mục đích: chi tiết bản KHPT KT-XH cấp huyện luôn đƣợc theo dõi và cập nhật thông tin cho đến khi UBND huyện nhận đƣợc quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, chỉnh sửa, hoàn thiện bản kế hoạch chi tiết để báo cáo Huyện Uỷ, HĐND huyện sau khi HĐND huyện ban hành Nghị quyết và UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt bản kế hoạch chi tiết để đƣa vào triển khai thực hiện. Nội dung: Theo dõi cập nhật thông tin vào kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch. Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12, gồm 3 bƣớc:

Bước 8: Theo dõi, cập nhật và hoàn thiện bản KHPT KT-XH huyện.

Bước 9: Trình duyệt và chính thức thông qua bản KHPT KT-XH huyện.

Bước 10: Triển khai thực hiện KHPT KH-XH huyện.

Hiện nay 13/13 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh vẫn đang triển khai áp dụng quy trình, tuy nhiên từ năm 2015 do không còn kinh phí hỗ trợ của các chƣơng trình, dự án sau khi đã kết thúc nên chƣa có đánh giá cụ thể về tiến độ thực hiện, chất lƣợng bản kế hoạch huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 57 - 64)