1.3.3.1. Từ kinh nghiệm tỉnh Hòa Bình
Việc ban hành Quy trình lập KHPT KT-XH cấp huyện và xã của tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm mới và có tính thực tiễn cao, giúp cho việc lập, theo dõi và đánh giá kết quả đƣợc thƣờng xuyên và liên tục, đảm bảo tính hệ thống, nhất quán và đồng bộ. Mặt khác, việc sử dụng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển KT- XH sẽ hiệu quả hơn và có thể giám sát đƣợc quá trình
sử dụng nguồn lực một cách minh bạch hơn. Từ kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng, nhƣ sau:
Một là, cần nghiên cứu điều chỉnh quy trình, điều chỉnh sổ tay hƣớng dẫn lập KHPT KT-XH cấp huyện và cấp xã cho phù hợp với tình hình mới và phù hợp với các Thông tƣ, quy định hiện hành.
Hai là, cần có sự đổi mới ở cả cấp ngành trong công tác lập kế hoạch hàng năm để đảm bảo đồng bộ trong xây dựng và tổng hợp kế hoạch của các ngành, các cấp vào kế hoạch chung của tỉnh.
Ba là, cần bổ sung kinh phí cho các huyện, các xã phục vụ công tác lập kế hoạch và phục vụ công tác đào tạo cho cán bộ các cấp để đảm bảo góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đảm bảo đủ kinh phí cho cấp huyện và xã triển khai công tác trên.
Bốn là, cần phân bổ kinh phí Quỹ phát triển xã, phân cấp đầu tƣ cho cấp xã và giao cho cộng đồng thực hiện các công trình, dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản. Phân cấp và trao quyền góp phần tăng hiệu quả đầu tƣ, phát huy nội lực cộng đồng, đồng thời tăng cƣờng dân chủ cơ sở.
Năm là, cần thay đổi đƣợc nhận thức của các bên hữu quan về phƣơng pháp lập kế hoạch.
1.3.3.2. Từ kinh nghiệm tỉnh Lào Cai
Từ Quy trình lập KHPT KT-XH các cấp theo phƣơng pháp mới của tỉnh Lào Cai, có thể thấy tỉnh Cao Bằng cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy trình lập KHPT KT-XH các cấp trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính thống nhất giữa các cấp, tính hiệu quả, sự vào cuộc của các bên liên quan, đồng thời gắn trách nhiệm của từng cấp trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch. Theo đó đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, Quy trình mới về xây dựng KHPT KT-XH các cấp phải đảm bảo tính khoa học, lô gíc và phản ánh các nội dung về các phƣơng pháp mới trong xây dựng KHPT KT-XH.
Hai là, Thu hút sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp có liên quan trong việc cung cấp thông tin đến phân tích đánh giá tình hình, xác định mục tiêu trong kỳ kế hoạch và các giải pháp thực hiện, cân đối nguồn lực tổng thể để thực hiện kế hoạch, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và sự đồng thuận cao trong bản kế hoạch.
Ba là, Tăng cƣờng sự phối hợp và đối thoại, thảo luận giữa các cấp về các nội dung kế hoạch, đặc biệt là các chỉ tiêu đƣợc giao (trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu về thu chi ngân sách) và các giải pháp thực hiện nhằm thực hiện đúng quy trình xây dựng kế hoạch theo quy định hiện nay.
Bốn là, Việc xác định mục tiêu bƣớc đầu thể hiện định hƣớng dựa vào kết quả: mục tiêu có phân cấp rõ rệt thành mục tiêu chung - mục tiêu cụ thể - đầu ra - hoạt động, trong đó các hoạt động phải chỉ rõ đƣợc nhu cầu về nguồn lực và phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng.
Năm là, Hệ thống các chỉ tiêu thống kê và kế hoạch về phát triển KT-XH cần xây dựng theo một phƣơng pháp chung, thống nhất, phản ánh thực chất tình hình KT-XH trên địa bàn và dự báo khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch một cách khoa học, hạn chế tính hình thức, thành tích trong cung cấp số liệu thống kê và xác định chỉ tiêu kế hoạch.
Sáu là, Các giải pháp phải đƣợc xây dựng trên cơ sở biết rõ các thông tin toàn diện về tất cả các loại nguồn lực; có sự ƣu tiên hóa nhất định nhằm đảm bảo cân đối giữa mục tiêu và khả năng thực hiện, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.
Bẩy là, Công tác đào tạo tập huấn phải luôn đƣợc duy trì, góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn phụ trách công tác lập kế hoạch.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, cơ sở khoa học về lập KHPT KT-XH của UBND tỉnh, luận văn đã tập trung làm rõ một số khái niệm liên quan đến kế hoạch, lập kế hoạch và lập KHPT KT-XH.
Làm rõ vai trò và chức năng quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân tỉnh trong lập KHPT KT-XH, bộ máy thực hiện công tác lập KHPT KT-XH cấp tỉnh hiện nay, nội dung các bƣớc lập KHPT KT-XH cấp tỉnh và những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng lập KHPT KT-XH,...
Với những lý luận cơ bản trên và qua nghiên cứu kinh nghiệm lập KHPT KT-XH của một số tỉnh bạn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng công tác lập KHPT KT-XH của tỉnhCao Bằng. Đồng thời, tác giả lấy đó làm cơ sở việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập KHPT KT- XH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong Chƣơng 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG