Việc xây dựng, xác định các chỉ tiêu, mục tiêu và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 52 - 54)

Các chỉ tiêu kế hoạch là các chỉ tiêu định lƣợng, cần áp dụng các phƣơng pháp dự báo khoa học để tính toán. Tại tỉnh Cao Bằng, hiện nay các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đƣợc đƣa ra căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về KHPT KT-XH 5 năm, dựa vào so sánh năm trƣớc - năm sau, kinh

nghiệm của cán bộ. Nhiều đơn vị xây dựng các chỉ tiêu bị tri phối bởi chỉ đạo của lãnh đạo (xây dựng năm sau luôn theo hƣớng chạy theo phong trào, theo thành tích cao hơn năm trƣớc) mà chƣa căn cứ vào tình hình thực tế. Đối với cấp dƣới, nhiều cán bộ chủ yếu chỉ quan tâm đến nguồn lực đƣợc phân bổ.

Số liệu chính thức của Cục Thống kê tỉnh thƣờng ban hành chậm so với yêu cầu của công tác lập kế hoạch, chỉ đƣợc cung cấp vào khoảng tháng 9 hàng năm, trong khi giai đoạn chính cho việc lập kế hoạch vào tháng 7 và tháng 8. Do vậy, buộc phải sử dụng số liệu từ các báo cáo từ các Sở/ngành và số liệu ƣớc ƣớc thực hiện hay số liệu dự báo để xây dựng kế hoạch. Ở các cấp chính quyền địa phƣơng, số liệu thƣờng thiếu sự tin cậy xuất phát từ cách thức và trình độ năng lực của cán bộ thu thập số liệu

Trong bản KHPT KT-XH tỉnh, các chỉ tiêu hiện nay vẫn đƣợc mô tả dàn trải trên tất cả các lĩnh vực và lặp đi lặp lại qua nhiều kỳ kế hoạch. Bên cạnh đó, nhiều bản kế hoạch của các đơn vị không xác định mục tiêu riêng mà chỉ tính toán các chỉ tiêu KT-XH mới cho kỳ kế hoạch. Do vậy, nội dung KHPT KT-XH và KHPT ngành không phân biệt rõ. Trong KHPT KT-XH đƣa ra nhiều chỉ tiêu chi tiết mà lẽ ra đó là nhiệm vụ của kế hoạch ngành. Ngƣợc lại, KHPT ngành nhiều nội dung chƣa cụ thể hóa đƣợc nhiệm vụ mà KHPT KT- XH đặt ra cho ngành thành các hành động cụ thể. Dẫn tới các giải pháp thực hiện kế hoạch đƣa ra cũng rất chung chung, với các động từ thƣờng xuyên đƣợc sử dụng nhƣ “tăng cƣờng”, “đẩy mạnh”, “nâng cao”,… nhƣng câu hỏi làm thế nào để “tăng cƣờng”, “đẩy mạnh” hay “nâng cao” thì lại không rõ và không có những câu hỏi gắn mục tiêu với nguồn kinh phí thực hiện là bao nhiêu và ở đâu. Do vậy nhiều chỉ tiêu và giải pháp đề ra chƣa khoa học, thiếu chính xác, thậm chí xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu kế hoạch.

Từ đó tính logic giữa các bản KHPT KT-XH của các sở, ban, ngành và các cấp không chặt chẽ, còn sai lệch nhiều (nếu công cơ học tổng số liệu nhiều chỉ tiêu của các huyện vẫn lệch với số liệu của ngành và số tổng của các

xã vẫn lệch với số của huyện…). Và dẫn tới việc tổng hợp nhiều chỉ tiêu từ các sở, ban, ngành và địa phƣơng để xây dựng KHPT KT-XH tỉnh sẽ không chính xác và không khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã nội cấp tính, tưc thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 52 - 54)