1.4. Kinh nghiệm đánh giácông chức cấp xã ở một số địa phương và bài học
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Vì
Đánh giá công chức nói chung, trong đó có đánh giá công chức cấp xã luôn là vấn đề rất được coi trọng trong thực tiễn quản lý công chức ở các cơ quan hành chính cả trong và ngoài nước. Ngày nay, cùng với xu hướng cải cách hoạt động của khu vực nhà nước với việc áp dụng các mô hình quản lý mới thì kéo theo đó là đòi hỏi phải thay đổi, xây dựng những mô hình, cách thức đánh giá mới cho phù hợp. Từ thực tiễn nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh... có thể rút ra những bài học cụ thể sau đây:
- Muốn đánh giá đúng công chức cấp xã, cần phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể có thể đo lường được. Để có được một hệ thống tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học, chúng ta phải xác định và định lượng được từng công việc và từng loại công việc và thể hiện các mục tiêu đó ở cấp độ cá nhân người công chức cấp xã và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu chung của cả cơ quan hành chính cấp xã. Muốn vậy, phải lượng hóa được các hoạt động hành chính, mà đây hoàn toàn không phải là điều đơn giản: thời gian làm việc tại trụ sở; thời gian đi thực tế; số lượng hồ sơ đã được xử lý trong một tháng; thời gian đi họp, số lượng lỗi mắc là bao nhiêu... Do đó rất cần thiết phải thiết kế được bảng mô tả công việc, gắn với tiêu chuẩn và chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã.
- Cần định kỳ xem xét lại bộ tiêu chí đánh giá công chức cấp xã khi có những thay đổi đối với đối tượng quản lý, quan hệ xã hội trong đánh giá thay đổi, yêu cầu của khách hàng (người dân, doanh nghiệp) ngày càng cao thì công tác quản lý cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, chú trọng đổi mới áp dụng các kỹ thuật, phương tiện đánh giá đảm bảo độ chính xác. Kiên định với mục tiêu xây dựng chất lượng công tác đánh giá dựa trên hiệu quả công việc và sự cam kết giữa lãnh đạo và công chức thừa hành trong đánh giá công chức ở cơ sở.
- Các phương pháp được áp dụng trong đánh giá công chức khá đa dạng, phong phú và ở nhiều đơn vị có sự kết hợp một số phương pháp đánh giá để có những thông tin có giá trị từ nhiều nguồn khác nhau nhằm làm cho kết quả đánh giá được khách quan và chính xác hơn.
Ngoài ra đánh giá công chức cấp xã cần có phương pháp đánh giá toàn diện trong đó cần có sự tham gia của chủ thể bên trong và chủ thể bên ngoài nền hành chính, cụ thể là tăng cường sự tham gia của người dân trong việc đánh giá công chức cấp xã. Cần có cơ chế, quy định để quần chúng nhân dân có thể giám sát, cung cấp thông tin về phẩm chất, năng lực, uy tín của người công chức cấp xã cho các cơ quan có thẩm quyền.
- Hiện nay một số phương pháp đánh giá của khu vực tư đã bắt đầu được quan tâm, xem xét áp dụng trong các cơ quan hành chính công truyền thống như phương pháp đánh giá dựa trên kết quả hay quản trị mục tiêu, phương pháp đánh giá 360o
… Nhưng dù áp dụng phương pháp nào cũng phải chú trọng vào đánh giá thành tích công tác thực tế của người công chức, thậm chí đối với các nước có nền hành chính phát triển còn coi đây là trọng tâm của công tác đánh giá. Ngoài ra, đánh giá tiềm năng công chức cũng là nội dung được ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo họ trong tương lai.
- Phải nâng cao vai trò, tính trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác đánh giá: người lãnh đạo, quản lý, bản thân người công chức và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Những người thực hiện công việc đánh giá, các nhà quản lý nhân sự đều được đào tạo bài bản, được huấn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng về đánh giá con người. Đồng thời cần có những chế tài nghiêm đối với những đánh giá chủ quan, chủ nghĩa cá nhân trong đánh giá, lợi dụng việc đánh giá để trù dập công chức. Cần chú trọng nâng cao tính trách nhiệm của người công chức cấp xã thể hiện trước tiên ở tinh thần cầu
thị, mức độ chính xác trong bản tự đánh giá của họ, đồng thời mạnh dạn, thẳng thắn bảo vệ kết quả đánh giá của mình trước lãnh đạo, tập thể và các chủ thể đánh giá khác khi nhận thấy kết quả đánh giá đó còn chưa hợp lý.
- Việc đánh giá công chức cấp xã theo tiêu chí, phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo các nguyên tắc của đánh giá công chức, đó là phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Việc thực hiện đánh giá phải được thực hiện công khai, phải tạo được bầu không khí thảo luận công khai mà ở đó, kết quả công việc, những thành tích, hạn chế và khó khăn của mỗi cán bộ, công chức được thảo luận một cách công khai, dân chủ và có tính xây dựng./.
Tiểu kết Chương 1
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán b là nhữ ườ đem c í s c của Đảng, của
Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu v . Đồng thờ đem ì hình của dâ c ú b o c o c o Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính s c c o đú ”[19].
Đánh giá công chức là một hoạt động cần được thực hiện thường xuyên và liên tục trong các cơ quan nhà nước. Bất kể là các nước trên thế giới hay ở nước ta, hệ thống lý thuyết về đánh giá công chức không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi quốc gia lại có những cách áp dụng vào thực tế khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế cũng như trình độ quản lý của mình. Do vậy, các phương pháp và hình thức đánh giá công chức cũng rất phong phú và đa dạng.
Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đưa hoạt động đánh giá công chức trở thành một hoạt động thường xuyên cần thực hiện hằng tháng, hằng năm tại các cơ quan hành chính nhà nước và được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại. Đánh giá công chức chính xác sẽ là cơ sở cho việc khen thưởng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân công chức.
Ở chương này, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cán bộ, công chức, viên chức; về hoạt động đánh giá công chức nói chung và đánh giá công chức cấp xã nói riêng; sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương có mô hình đánh giá công chức hiệu quả. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm khi triển khai hoạt động đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cũng như những trở ngại, khó khăn trong quá trình thực hiện đánh giá công chức cấp xã hằng năm.
Nội dung nghiên cứu chương 1 là cơ sở cho quá trình phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá công chức cấp xã ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội hiện nay sẽ được nghiên cứu ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI