Về số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 61)

2.2. Công chức cấp xã của huyện Ba Vì

2.2.1. Về số lượng

Hiện nay, tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính thuộc Thành phố Hà Nội có: 24 Sở và các cơ quan chuyên môn tương đương Sở; 30 Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; 584 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Tính đến 1/10/2015, Thành phố Hà Nội có 8.840 công chức, thấp hơn so với số biên chế Bộ Nội vụ tạm giao 417 biên chế, thấp hơn so với Hội đồng nhân dân Thành phố giao 557 biên chế. Trong năm 2015, Thành phố đã thực hiện kế hoạch tuyển dụng 10.265 chỉ tiêu, gồm 854 chỉ tiêu công chức hành chính và 9.411 chỉ tiêu viên chức sự nghiệp.

Năm 2016, toàn thành phố có 132.569 công chức, viên chức (8.325 công chức và 124.244 viên chức), trong đó, 468 người có trình độ tiến sĩ (80 công chức, 388 viên chức), 8.086 người có trình độ thạc sĩ (1.549 công chức, 6.537 viên chức), 70.280 người có trình độ đại học (5.520 công chức, 64.760 viên chức), số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Ngoài ra, toàn thành phố có 6.688 cán bộ, 7.160 công chức cấp xã. So với năm 2015, số cán bộ đạt chuẩn theo quy định tăng từ 85 lên 92%; số công chức đạt chuẩn tăng từ 99 lên 100%. Trong đó, số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị là 586 người. Thành phố đã tổ chức 52 lớp Trung cấp lý luận chính trị, với 5.105 người.

Huyện Ba Vì có 31 xã, trong đó có 01 thị trấn và 07 xã miền núi. Sự đan xen của các nền văn hóa giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện tạo nên sự đa dạng về đời sống, văn hóa. Tính đến hết tháng 12/2016, huyện Ba Vì có tổng số 318 công chức cấp xã. Số lượng công chức cấp xã là nữ có 132 người, chiếm 41% tổng số công chức toàn huyện.

Công chức cấp xã là đồng bào dân tộc thiểu số có 39 người, chiếm 12,3%, phân bố giải giác ở 9 xã, trong đó tập trung chủ yếu tại 7 xã miền núi (Khánh Thượng, Quang Minh, Tản Lĩnh, Ba Vì, Ba Trại, Yên Bài, Vân Hòa). Số công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì có trình độ khá cao, có 24 công chức có trình độ đại học, chiếm 61,5%, số còn lại đã được đào tạo cao đẳng hoặc trung cấp.

2.2.2. Về chất lượng

Chất lượng công chức nói chung có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thực thi công vụ. Năng lực, trình độ của công chức càng cao thì hiệu quả thực thi công vụ càng lớn và sự hài lòng của nhân dân sẽ càng tăng cao. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của quá trình hội nhập. Thành phố Hà Nội đã có những chính sách nhằm khuyến khích công chức nâng cao năng lực, trình độ của bản thân. Từ đó, chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được cải thiện.

Về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Ba Vì được thể hiện rõ dưới bảng sau:

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã ở huyện Ba Vì năm 2016 Đơ vị í : ười STT Trình độ Số lượng công chức Tỷ lệ (%) 1 Thạc sĩ 04 1,3 2 Đại học 215 67,6 3 Cao đẳng 27 8,5 4 Trung cấp 72 22,6 Nguồn: [43]

Công chức cấp xã huyện Ba Vì có trình độ chuyên môn khá cao, số người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm hơn 70% tổng số công chức cấp xã hiện có. Điều đó cho thấy, công chức cấp xã của huyện Ba Vì có trình độ chuyên môn căn bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, đặc biệt trong quá trình thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước thì đội ngũ công chức này với trình độ chuyên môn sẽ góp phần vào thành công của công cuộc cải cách nền hành chính.

Trong 318 công chức cấp xã của huyện thì có 98 công chức được đào tạo về quản lý nhà nước có trình độ chuyên viên và tương đương, chiếm 31 %. Điều đó phản ánh, trình độ nhận thức, kiến thức về quản lý nhà nước của công chức cấp xã huyện Ba Vì còn thiếu nhiều, cần phải được bồi dưỡng trong thời gian tới bởi là công chức quản lý hành chính nhà nước thì không thể không có kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, họ cần phải biết về hệ thống chính trị, về tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công chức, những điều công chức không được làm, những phẩm chất cần thiết của công chức… Qua đó công chức mới có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó về trình độ tin học của công chức cấp xã thì toàn huyện mới có hơn 60 công chức có chứng chỉ tin học hoặc có trình độ từ trung cấp trở lên. Điều này là đáng lo ngại vì trong thời đại công nghệ số hiện đại như hiện nay nếu trình độ tin học kém thì khả năng áp dụng và triển khai các công việc bằng công nghệ thông tin là rất khó. Việc này sẽ làm giảm hiểu quả công việc và từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở.

- Về trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã:

Công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức là một bộ phận cơ bản quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức, viên chức.

Bảng 2.2: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã ở huyện Ba Vì năm 2016 Đơ vị í : ười STT Trình độ Số lượng công chức Tỷ lệ (%) 1 Sơ cấp 59 18,6 2 Trung cấp 110 34,6 3 Cử nhân 04 1,2

4 Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 145 45,6

Nguồn: [43]

Đào tạo lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong các thời kỳ lịch sử. Từ đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chính trị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội; đồng thời, thông qua công tác này mà chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thấm sâu vào quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Nói về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”[19].

Về cơ bản, công chức cấp xã của huyện Ba Vì đã được tiếp cận và đào tạo về lý luận chính trị, những đối tượng này sau khi được đào tạo đã có những cái nhìn cơ bản về nền hành chính và bộ máy chính trị của nhà nước, góp phần không nhỏ vào hiệu quả thực thi công vụ của công chức.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, số công chức cấp xã chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị còn nhiều, chiếm đến 45,6%, do đó, trong thời gian, huyện cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị đối với công chức cấp xã.

2.2.3. Về cơ cấu - Cơ cấu theo độ tuổi: - Cơ cấu theo độ tuổi:

Tỉ lệ công chức cấp xã trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi tại huyện Ba Vì đạt tỉ lệ 45%. Công chức trong độ tuổi khoảng từ 30 đến 45 tuổi là được coi là đội ngũ khá lý tưởng, họ vừa có sức trẻ, vừa có kinh nghiệm công tác có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong thực thi công vụ.

Bảng 2.3. Cơ cấu công chức cấp xã huyện Ba Vì theo độ tuổi năm 2016

(Đơ vị í : ười)

Số lượng

Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

318 91 28,6% 143 45% 84 26,4%

Nguồn: [43]

Công chức trong độ tuổi dưới 30 trong những năm gần đây có xu hướng tăng, đây là đội ngũ công chức được đào tạo bài bản về chuyên môn và bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại ngày nay. Trong thời gian tới, cần có chính sách thu hút đội ngũ công chức cấp xã có độ tuổi dưới 30 đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đôi ngũ công chức cấp xã này để góp phần xây dựng đội ngũ công chức kế cận có đầy đủ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động thực thi công vụ.

Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính của công chức cấp xã theo từng chức danh Đơ vị í : ười STT Chức danh công chức Nữ Nam Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 1 Trưởng Công an 0 0 24 100

2 Chỉ huy trưởng quân sự 0 0 30 100

3 Văn phòng – thống kê 39 66 20 34

4 Tài chính – kế toán 25 62,5 15 37,5

5 Tư pháp – hộ tịch 21 41 30 59

6 Địa chính – xây dựng 10 17,5 47 82,5

7 Văn hóa – xã hội 37 65 20 35

Tổng 132 41 186 59

Nguồn: [43]

Qua bảng số liệu cho thấy, số công chức làm công tác chuyên môn là nam giới (59%) chiếm ưu thế hơn so với công chức là nữ giới (41%). Các chức danh công chức như Trưởng Công an xã, Chỉ huy Trưởng Quân sự xã, Địa chính – Xây dựng – Nông nghiệp – Môi trường, Tư pháp – Hộ tịch chủ yếu là nam giới làm. Đây là những công việc khó khăn, vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe, thể lực tốt thì mới có thể đảm đương tốt được. Trong khi đó, ở các chức danh như Văn phòng – Thống kê, Tài chính – Kế toán, Văn hóa – Xã hội thì chủ yếu nữ giới đảm nhiệm, bởi đây là những công việc phù hợp với nữ giới, đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận, làm việc chủ yếu ở văn phòng. Từ đó thấy rằng, đảm bảo được cơ cấu giới trong cơ quan, đơn vị là rất quan trọng, nhờ đó mà ta mới bố trí, sử dụng con người phù hợp với công việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công viêc hơn.

2.2.4. Nhận xét thực trạng đội ngũ công chức cấp xã huyện Ba Vì

2.3.4.1. Nhữ ưu đ ểm

Hiện nay, chúng ta đang trong những năm cuối cùng của kế hoạch đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, quá trình này là một quá trình đầy khó khăn và thách thức đòi hỏi mỗi người công chức phải luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Với vị trí và vai trò là những người công chức cấp cơ sở, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Ba Vì cũng phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện và phấn đấu để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Trong thời gian qua nhìn chung đội ngũ công chức cấp xã của huyện Ba Vì đã cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Phần lớn trong số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được trải qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị nên họ có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối của Đảng ta, có ý thức độc lập, tự chủ. Bên cạnh đó, công chức cấp xã của huyện Ba Vì cũng luôn ý thức được việc cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành của họ ngày càng được nâng cao đáp ứng được cơ bản những thay đổi của đất nước và địa phương.

Kết quả của quá trình đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện cũng đã có những tín hiệu tích cực, có nhiều công chức trẻ được đào tạo bài bản, có tư duy đổi mới, năng động sáng tạo, có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước như kinh tế, luật, khoa học, công nghệ thông tin. Do đó khi bước vào hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế họ có thể chủ động thích ứng, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đa phần công chức cấp xã của huyện có tình thần, thái độ, trách nhiệm cao trong công việc, năng động, sáng tạo và luôn có tình thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số công chức cấp xã có bằng cấp chuyên

môn đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ khá lớn, nhiều công chức có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm công tác dặn dầy là những tấm gương sáng cho những công chức trẻ noi theo.

2.3.4.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, mặt mạnh thì công chức cấp xã của huyện Ba Vì cũng còn tồn tại hạn chế nhất định:

Nhiều công chức cấp xã của huyện có trình độ chuyên môn thấp (số công chức cấp xã có trình độ trung cấp chiếm tới 22,6%), số người chưa qua đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị cũng chiếm một phần không nhỏ (chiếm khoảng 45,6%). Còn số lượng khá lớn công chức có kiến thức sâu rộng về kinh tế, pháp luật cũng như nhận thức về điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ phát triển hiện nay.

Đội ngũ công chức thiếu đồng bộ, một số lĩnh vực quản lý hành chính thiếu công chức giỏi; kiến thức về ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức xã còn khá thấp chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của công việc.

Công tác xây dựng kế hoạch của công chức còn lúng túng, chưa khoa học, chặt chẽ, nặng về liệt kê đầu việc do công chức xã còn hạn chế về tầm nhìn, chiến lược, khả năng dự báo hoạt động của chính quyền cấp xã trong tương lai. Bên cạnh đó, năng lực phối hợp lực lượng cùng tham gia trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch có tính liên ngành còn nhiều bất cập mang tính cục bộ địa phương, thiếu sự hợp tác, quyết tâm từ phía lãnh đạo. Các quyết định, chính sách chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, còn riêng rẽ, chưa tạo sự thống nhất trong triển khai.

Công chức cấp xã vê cơ bản được trang bị kiến thức chuyên môn cũng như lý luận chính trị, tuy nhiên sự hiểu biết về các ngành luật nói chung và các ngành luật của các lĩnh vực khác của mình còn chưa sâu nên còn lúng túng, chồng chéo trong giải quyết công việc. Kỹ năng trình bầy, diễn đạt, tuyên truyền phổ biến chính sách còn chưa thuyết phục, hình thức và phương pháp truyền đạt còn đơn điệu không hấp dẫn được nhân dân chú ý lắng nghe.

Trình độ kiến thức và năng lực công tác thức tế của công chức cấp xã chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Những hạn chế về kiến thức hành chính và bất cập về năng lực thực thi các chức trách, nhiệm vụ được giao, đã dẫn tới năng lực tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách trong thực thi công vụ còn chậm, kém hiệu quả, thậm chí còn có công chức chưa biết cách tổ chức công việc một cách khoa học, triển khai công việc còn thụ động, máy móc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ công chức cấp xã còn thiếu chủ động, sáng tạo và đổi mới trong việc tham mưu, đề xuất các ý kiến triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, họ còn chưa chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai các chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)