Khái quát về kinh tế xã hội huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 56)

2.1.1. Về vị trí và điều kiện tự nhiên

Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây cũ, khi mới thành lập, huyện gồm 43 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Cổ Đông, Đông Quang, Đồng Thái, Đường Lâm, Hòa Thuận, Khánh Thượng, Kim Sơn, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Sơn Đông, Tân Đức, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tây Đằng, Thái Hòa, Thanh Mỹ, Thuần Mỹ, Thụy An, Tích Giang, Tiên Phong, Tòng Bạt, Trạch Mỹ Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Vân Sơn, Vạn Thắng, Vật Lại, Xuân Sơn, Yên Bài.

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có

hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).

Các điểm cực:

- Cực Bắc là xã Phú Cường. - Cực Tây là xã Thuần Mỹ. - Cực Nam là xã Khánh Thượng. - Cực Đông là xã Cam Thượng.

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08 ha và dân số 2.701 người. Riêng xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.

Hiện tại, huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa,Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.

2.1.2. Về kinh tế

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của huyện Ba Vì luôn đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch

theo hướng tăng tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ - du lịch; công tác xây dựng nông thôn mới được các cấp và nhân dân nỗ lực thực hiện, đến hết 2015 toàn huyện có 7 xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Bên cạnh đó, Lĩnh vực văn hóa- xã hội, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền; công tác tôn giáo- dân tộc; công tác thi đua khen thưởng được quan tâm thực hiện.

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 20.293 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, trong đó, nông – lâm nghiệp chiếm 32%; công nghiệp - xây dựng 16%.

Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.

Sản xuất công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp trong năm 2016 trên địa bàn huyện tính theo giá hiện hành ước đạt 2.661 tỷ đồng, bằng 101,95 % kế hoạch năm; giá trị tăng thêm so với năm 2014 là 22,85 %.

Trong đó, nổi bật là Ngành khai thác cát, sỏi, đá và sản xuất vật liệu xây dựng, tổng giá trị sản lượng ước thực hiện đạt 334 tỷ đồng, tăng 18,86% so với cùng kỳ. Ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống tập trung vào một số lĩnh vực mà nguồn nguyên liệu sẵn có và tham gia phục vụ Du lịch tại địa phương với tổng giá trị sản lượng ước đạt 1.398,5 tỷ đồng.. các ngành dịch vụ, cơ khí, ước thực hiện đạt 159,5 tỷ đồng; Sơ chế lâm sản ước đạt 142 tỷ đồng; Sản xuất đồ mộc gia dụng ước thực hiện đạt 204 tỷ đồng; Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ước thực hiện đạt 132 tỷ đồng, so với năm 2015 giá trị sản lượng tăng 40,4%. Sản xuất hàng may mặc có giá trị tăng thêm 22,27 % so với năm 2015... Cùng với đào tạo, nhân cấy nghề mới, các nghề như làm bún ở Cổ Đô, nấu rượu Đông Lâu, làm nón ở Phú Châu, đan lát ở Tản Lĩnh, sản

xuất chế biến miến dong Minh Hồng; sản xuất và chế biến chè Ba trại, chăn nuôi bò sữa ở các xã miền núi cũng được duy trì cả ở mức thu nhập và việc làm cho nhân dân lúc nông nhàn.

Dịch vụ du lịch: Năm 2016, Ba Vì thu hút 2.505 triệu lượt khách, doanh thu đạt 234 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

Ba Vì là một huyện khó khăn nhất của Thành phố Hà Nội, có đông đồng bào người dân tộc nhất thành phố, địa hình lại nhiều đồi núi nên hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì đã có những nỗ lực đáng kể để phát triển kinh tế của địa phương bằng việc phát huy những thế manh của huyện, nhất là tiếm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Nhờ vậy mà đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt, bộ mặt của huyện cũng được thay đổi từng ngày. Trong thời gian tới chính quyền huyện Ba Vì cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát huy lợi thế của địa phương, huy động và thu hút nhiều hơn đầu tư từ bên ngoài vào để có thể phát huy tối đa thế mạnh của huyện.

2.1.3. Về xã hội

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển ổn định, vững chắc. Hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường theo hướng chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều trường đã chủ động triển khai mô hình trường học mới, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố và phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư theo hướng hiện đại. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tiếp tục được cải thiện ở cả 2 tuyến. 100% các xã, thị trấn đạt

chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,8%, còn 11,3%. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đạt nhiều kết quả tích cực. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm 1,5%, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 4,51%.

2.2. Công chức cấp xã của huyện Ba Vì

2.2.1. Về số lượng

Hiện nay, tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính thuộc Thành phố Hà Nội có: 24 Sở và các cơ quan chuyên môn tương đương Sở; 30 Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; 584 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Tính đến 1/10/2015, Thành phố Hà Nội có 8.840 công chức, thấp hơn so với số biên chế Bộ Nội vụ tạm giao 417 biên chế, thấp hơn so với Hội đồng nhân dân Thành phố giao 557 biên chế. Trong năm 2015, Thành phố đã thực hiện kế hoạch tuyển dụng 10.265 chỉ tiêu, gồm 854 chỉ tiêu công chức hành chính và 9.411 chỉ tiêu viên chức sự nghiệp.

Năm 2016, toàn thành phố có 132.569 công chức, viên chức (8.325 công chức và 124.244 viên chức), trong đó, 468 người có trình độ tiến sĩ (80 công chức, 388 viên chức), 8.086 người có trình độ thạc sĩ (1.549 công chức, 6.537 viên chức), 70.280 người có trình độ đại học (5.520 công chức, 64.760 viên chức), số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Ngoài ra, toàn thành phố có 6.688 cán bộ, 7.160 công chức cấp xã. So với năm 2015, số cán bộ đạt chuẩn theo quy định tăng từ 85 lên 92%; số công chức đạt chuẩn tăng từ 99 lên 100%. Trong đó, số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị là 586 người. Thành phố đã tổ chức 52 lớp Trung cấp lý luận chính trị, với 5.105 người.

Huyện Ba Vì có 31 xã, trong đó có 01 thị trấn và 07 xã miền núi. Sự đan xen của các nền văn hóa giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện tạo nên sự đa dạng về đời sống, văn hóa. Tính đến hết tháng 12/2016, huyện Ba Vì có tổng số 318 công chức cấp xã. Số lượng công chức cấp xã là nữ có 132 người, chiếm 41% tổng số công chức toàn huyện.

Công chức cấp xã là đồng bào dân tộc thiểu số có 39 người, chiếm 12,3%, phân bố giải giác ở 9 xã, trong đó tập trung chủ yếu tại 7 xã miền núi (Khánh Thượng, Quang Minh, Tản Lĩnh, Ba Vì, Ba Trại, Yên Bài, Vân Hòa). Số công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì có trình độ khá cao, có 24 công chức có trình độ đại học, chiếm 61,5%, số còn lại đã được đào tạo cao đẳng hoặc trung cấp.

2.2.2. Về chất lượng

Chất lượng công chức nói chung có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thực thi công vụ. Năng lực, trình độ của công chức càng cao thì hiệu quả thực thi công vụ càng lớn và sự hài lòng của nhân dân sẽ càng tăng cao. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của quá trình hội nhập. Thành phố Hà Nội đã có những chính sách nhằm khuyến khích công chức nâng cao năng lực, trình độ của bản thân. Từ đó, chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được cải thiện.

Về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Ba Vì được thể hiện rõ dưới bảng sau:

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã ở huyện Ba Vì năm 2016 Đơ vị í : ười STT Trình độ Số lượng công chức Tỷ lệ (%) 1 Thạc sĩ 04 1,3 2 Đại học 215 67,6 3 Cao đẳng 27 8,5 4 Trung cấp 72 22,6 Nguồn: [43]

Công chức cấp xã huyện Ba Vì có trình độ chuyên môn khá cao, số người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm hơn 70% tổng số công chức cấp xã hiện có. Điều đó cho thấy, công chức cấp xã của huyện Ba Vì có trình độ chuyên môn căn bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, đặc biệt trong quá trình thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước thì đội ngũ công chức này với trình độ chuyên môn sẽ góp phần vào thành công của công cuộc cải cách nền hành chính.

Trong 318 công chức cấp xã của huyện thì có 98 công chức được đào tạo về quản lý nhà nước có trình độ chuyên viên và tương đương, chiếm 31 %. Điều đó phản ánh, trình độ nhận thức, kiến thức về quản lý nhà nước của công chức cấp xã huyện Ba Vì còn thiếu nhiều, cần phải được bồi dưỡng trong thời gian tới bởi là công chức quản lý hành chính nhà nước thì không thể không có kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, họ cần phải biết về hệ thống chính trị, về tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công chức, những điều công chức không được làm, những phẩm chất cần thiết của công chức… Qua đó công chức mới có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó về trình độ tin học của công chức cấp xã thì toàn huyện mới có hơn 60 công chức có chứng chỉ tin học hoặc có trình độ từ trung cấp trở lên. Điều này là đáng lo ngại vì trong thời đại công nghệ số hiện đại như hiện nay nếu trình độ tin học kém thì khả năng áp dụng và triển khai các công việc bằng công nghệ thông tin là rất khó. Việc này sẽ làm giảm hiểu quả công việc và từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở.

- Về trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã:

Công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức là một bộ phận cơ bản quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức, viên chức.

Bảng 2.2: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã ở huyện Ba Vì năm 2016 Đơ vị í : ười STT Trình độ Số lượng công chức Tỷ lệ (%) 1 Sơ cấp 59 18,6 2 Trung cấp 110 34,6 3 Cử nhân 04 1,2

4 Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 145 45,6

Nguồn: [43]

Đào tạo lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong các thời kỳ lịch sử. Từ đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chính trị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội; đồng thời, thông qua công tác này mà chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thấm sâu vào quần chúng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Nói về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)