Nội dung và tiêuchí đánh giá công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã tỉnh lào cai (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung và tiêuchí đánh giá công chức cấp xã

1.2.3.1. Nội dung đánh giá công chức cấp xã

Nội dung của đánh giá công chức cấp xã là trả lời câu hỏi đánh giá cái gì? Cần phải biết rõ điều đánh giá ở CCCX ở tập thể mới thực hiện tốt công tác đánh giá. Nội dung đánh giá CCCX gồm: Đánh giá công vụ của công chức, đánh giá năng lực trình độ chuyên môn của công chức, đánh giá tiềm năng của công chức, đánh giá động cơ làm việc của công chức [1,18]:

Đánh giá hoạt động công vụ (đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của công chức.

Đây là một nội dung cần đƣợc thực hiện nghiêm túc và trung thực, đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của công chức sẽ cho thấy năng lực thực sự của công chức. Đây là hoạt động phân tích công vụ đƣợc thực hiện để đối chiếu, so sánh với mục tiêu đã đề ra, đồng thời để so sánh công chức khác cùng thực hiện một nội dung công vụ đó. Tuy nhiên, hiệu quả công việc trong cơ quan hành chính nhà nƣớc là một khái niệm mang tính chất tƣơng đối và rất khó phân tích, khó định lƣợng. Do đó, đánh giá công vụ của công chức thực sự là một công tác khó khăn. Ngoài ra, do đặc thù công việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc là cung cấp dịch vụ công và giải quyết những vƣớng mắc của nhân dân – là những công việc rất nhỏ lẻ, thƣờng xuyên liên tục nên để đánh giá công vụ của công chức là một việc không dễ thực hiện.

Đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của công chức:

Năng lực trình độ chuyên môn của công chức là một khái niệm rất khó định lƣợng, khó phân tích chi tiết để đánh giá. Cần phân biệt rõ giữa bằng cấp đào tạo và năng lực chuyên môn của ngƣời công chức đƣợc hình thành qua thực tiễn thực thi công vụ. Ngày nay, trong công tác đánh giá cán bộ công chức thƣờng hay sử dụng nhầm lẫn khái niệm này. Việc đó đã gây ra những hậu quả tai hại là đánh giá không thực chất năng lực, kỹ năng của cán bộ công chức, những kết quả đánh giá đƣợc dựa trên bằng cấp đào tạo không đảm bảo đƣợc khả năng thực hiện công việc thực tế của công chức.

Để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của công chức có hiệu quả cao cần phải phân loại nghề nghiệp, thông qua đặc thù công vụ của từng loại nghề nghiệp để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể phù hợp với công việc. Đánh giá kỹ năng năng lực của công chức có thể xác định: Kỹ năng năng lực tốt phục vụ cho hoạt động; Kỹ năng năng lực chƣa tốt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Những kỹ năng năng lực cần mà công chức chƣa có. Đây là những chỉ dẫn lớn không thể chỉ dựa vào đó mà đánh giá thành công đƣợc. Muốn đánh giá công chức có hiệu quả thì phải có những tiêu chí thật cụ thể phù hợp với những yêu cầu công việc.

Đánh giá tiềm năng của công chức

Tiềm năng của công chức là khả năng của ngƣời công chức có thể chuyển đổi tiếp thu những kỹ năng mới và khả năng thích nghi với môi trƣờng làm việc mới. Tiềm năng của ngƣời lao động thể hiện trong đào tạo, bồi dƣỡng trong những cƣơng vị công tác khác nhau. Những năng lực mới có thể có ích cho công chức trong tƣơng lai để đảm nhiệm một cƣơng vị công tác khác hoặc đảm nhiệm tốt công tác ở vị trí cũ nhƣng có sự đổi khác rất lớn của môi trƣờng. Đánh giá tiềm năng là đánh giá khả năng thu nhận những kỹ năng năng lực mới và vận dụng chúng vào thực tế thực thi công vụ công chức. Nhƣ vậy có thể nói đánh giá tiềm năng là đánh giá năng lực kỹ năng của công chức trong tƣơng lai.

Trong tổ chức có những công chức hiện tại có năng lực rất tốt, nhƣng do hạn chế của bản thân không có động cơ nên khó tiếp nhận cái mới, khó thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngƣợc lại, có những ngƣời hiện tại năng lực còn kém nhƣng tƣ chất tốt và có nhu cầu, động cơ học hỏi vƣơn tới cái mới thì trong tƣơng lai họ sẽ có năng lực cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới của công việc. Trong quản lý nhân sự cần phải đánh giá đúng tiềm năng của cán bộ, công chức để tuyển chọn đúng ngƣời, bố trí và sử dụng đúng chỗ phát huy tiềm năng của họ. Đánh giá tiềm năng của công chức thƣờng đi liền với đánh giá động cơ vì với từng động cơ mục đích làm việc công chức sẽ có thái độ với đào tạo, bồi dƣỡng tƣơng ứng.

Đánh giá động cơ làm việc của công chức:

Thuật ngữ động cơ làm việc của công chức nhằm chỉ những gì thúc đẩy công chức nỗ lực làm việc theo những mức độ khác nhau bằng những hành vi khác nhau. Mỗi công chức khi giải quyết công việc đều có thể có động cơ tốt hoặc động cơ xấu. Theo đó nếu xác định đƣợc động cơ làm việc của công chức sẽ hạn chế đƣợc động cơ xấu và phát huy đƣợc những động cơ tốt. Đặc biệt trong cơ quan hành chính nhà nƣớc công chức sử dụng quyền lực công để giải quyết công việc nên việc xác định các động cơ làm việc của công chức có tầm quan trọng lớn.

Khi đánh giá động cơ làm việc của công chức nhà nƣớc cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển động cơ. Đó là những yếu tố: các đặc điểm cá nhân, các đặc điểm của công việc hay nghề nghiệp; đặc điểm và hoàn cảnh của tổ chức. Động cơ là một yếu tố của tâm lý nên sự hình thành nó phải gắn liền với môi trƣờng và đặc điểm cá nhân.Vì vậy, khi đánh giá công chức cần phải tìm hiểu kỹ 3 yếu tố trên. Đây là công việc khó khăn và phức tạp vì nó đụng chạm đến đời sống cá nhân và tính cách của mỗi công chức.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá công chức cấp xã

Tiêu chí là một khái niệm để dựa vào đó mà phân biệt đối tƣợng này với đối tƣợng khác, dùng để kiểm định hay đánh giá về chất lƣợng, mức độ, hiệu quả, khả năng của đối tƣợng trên nhiều phƣơng diện nội dung khác nhau của liên quan đến CCCX. Các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá CCCX thƣờng bao gồm:

* Các tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức của công chức cấp xã: Tiêu chí về việc chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Trong đánh giá CCCX, cần dựa vào các biểu hiện nhƣ:

niềm tin vào lý tƣởng cách mạng, thực hiện nghiêm đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vững vàng trƣớc mọi thử thách, cám dỗ. Ngoài ra công chức phải có ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật; có tinh thần đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội; phòng, chống tội phạm, thực hiện tốt

các nghĩa vụ công dân; không vi phạm quy định những điều công chức không đƣợc làm.

Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Công chức cấp xã phải

có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cƣơng cơ quan; tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc đƣợc giao. CCCX phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trƣớc những tác động trái chiều của kinh tế thị trƣờng, cần tận tâm với công việc và tự tin trong hành động. Tuy nhiên, tùy vào từng vị trí, chức danh công chức, đặc thù công việc và nhiệm vụ đƣợc giao để cụ thể hóa cho phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong đánh giá.

* Về kết quả công việc; chất lượng thực thi công vụ: Kết quả thực hiện công việc thường được phản ánh thông qua số lượng, chất lượng, thời gian, tiến độ thực hiện công việc

Đây là tiêu chí dễ đƣợc lƣợng hóa nhất, là một trong những tiêu chí quan trọng, thƣờng đƣợc quan tâm và chiếm trọng số cao nhất, ảnh hƣởng đến lớn kết quả đánh giá công chức. Tiêu chí này gắn với mục tiêu công việc đã xây dựng và mức độ hoàn thành, không hoàn thành, hay vƣợt tiến độ, có chất lƣợng và hiệu quả. Tiêu chí này đòi hỏi CCCX phải có năng lực, có các kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả công việc, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động công vụ:

Tiêu chí về số lượng: Đây là tiêu chí định lƣợng gồm toàn bộ những công

việc CCCX đã thực hiện. Tiêu chí này cho biết CCCX có đạt đƣợc số lƣợng công việc đƣợc giao hay không. Cụ thể: Số lƣợng công việc mà CCCX thực hiện (số lƣợng văn bản, hồ sơ phải xử lý, số lƣợng báo cáo phải viết,...); Số lƣợng các công việc đã hoàn thành; Số lƣợng các công việc hoàn thành có chất lƣợng, không bị mắc sai sót hoặc ngƣợc lại số các công việc chƣa hoàn thành, mắc sai sót; Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (kinh phí, con ngƣời, các phƣơng tiện kỹ thuật); tỷ lệ so sánh với yêu cầu vị trí công việc và với mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; Mức độ hài lòng của ngƣời dân với kết quả công việc (ngƣời dân là những ngƣời thụ hƣởng thành quả lao động của công chức).

Tiêu chí về chất lượng: Chất lƣợng làm việc của CCCX có thể đo lƣờng

thông qua việc xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ của CCCX so với mục tiêu đã đề ra hoặc so sánh với kết quả thực hiện của các công chức khác thực hiện cùng công việc đó trong điều kiện tƣơng tự để xác định hiệu quả làm việc của công chức.

Tiêu chí về thời gian: Tiêu chí này cho biết công việc có đƣợc hoàn thành

đúng tiến độ về thời gian không. Để xác định tiêu chí này cần phải xác lập mức thời gian thực hiện với từng công việc của CCCX một khách quan, phù hợp. Cụ thể: Số công việc hoàn thành đúng thời gian tiến độ; Số công việc không hoàn thành đúng thời gian tiến độ. Có thể thấy, tiêu chí đánh giá hƣớng tới việc tìm kiếm câu trả lời về thực tiễn mức độ đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra. Bên cạnh những “tiêu chí truyền thống” mà nhà nƣớc (chủ thể có quyền) dùng để đánh giá công chức, tức là “chúng ta đánh giá nhau”, trong xu hƣớng xây dựng nền hành chính phục vụ, coi ngƣời dân là khách hàng thì tiêu chí về mức độ hài lòng của ngƣời dân với kết quả công việc đƣợc công chức thực hiện là tiêu chí quan trọng (khách hàng đánh giá “chúng ta”). Tiêu chí này phản ánh bản chất của nền công vụ, giúp định hƣớng giá trị trong hoạt động của công chức.

* Tiêu chí về tinh thần sáng tạo, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, tiến

độ thực hiện công việc: Xã hội luôn vận động và phát triển, nhu cầu của con

ngƣời ngày càng cao, đòi hỏi công chức nói chung và CCCX nói riêng phải luôn chủ động, năng động, sáng tạo, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào thực thi công vụ nhằm đem lại hiệu quả cao, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng của ngƣời dân. Công chức cần sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý nhằm thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, hoặc vƣợt tiến độ so với quy định.

* Tiêu chí về tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật: Đây là yếu tố

có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công chức. CCCX là ngƣời trực tiếp đƣa những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, là những ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền lực trong thực thi công vụ. Do đó, đòi hỏi CCCX trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn tôn trọng kỷ luật, pháp luật,

không vì lợi ích cá nhân hoặc các mối quan hệ cá nhân mà có ngoại lệ, điều này đảm bảo cho việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc đƣợc kiểm soát và đúng mục đích. Mặt khác, nhờ có tinh thần trách nhiệm, ýthức kỷ luật cao nên công việc đƣợc giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhận đƣợc sự ủng hộ của đồng nghiệp, tổ chức, ngƣời dân. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng cần phải đƣợc đề cao trong đánh giá CCCX.

* Về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân: Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của

dân, do dân và vì dân nên hơn ai hết công chức, đặc biệt là CCCX, những ngƣời hàng ngày tiếp xúc với dân, trực tiếp giải quyết những công việc hành chính với nhân dân cần phải có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ công vụ; luôn tôn trọng nhân dân, biết lắng nghe và đề đạt nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân…Do đó, trong đánh giá CCCX, cần xem ngƣời dân nhƣ là một trong các chủ thể quan trọng tham gia đánh giá công chức vì họ là khách hàng của nền hành chính.Việc kết hợp nhiều tiêu chí khi đánh giá công chức là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kết quả đánh giá mang tính toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã tỉnh lào cai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)