Bài học rút ra đối với tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã tỉnh lào cai (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Bài học rút ra đối với tỉnh Lào Cai

Thứ nhất, Muốn đánh giá đúng ngƣời CCCX, cần phải xây dựng đƣợc hệ

thống các tiêu chí đánh giá cụ thể có thể đo lƣờng đƣợc;

Thứ hai, Cần định kỳ xem xét lại bộ tiêu chí đánh giá CCCX khi có

những thay đổi đối với đối tƣợng quản lý;

Thứ ba, Các phƣơng pháp là khá đa dạng, phong phú và ở nhiều đơn vị có

sự kết hợp một số phƣơng pháp đánh giá để có những thông tin có giá trị từ nhiều nguồn khác nhau nhằm làm cho kết quả đánh giá đƣợc khách quan và chính xác hơn;

Thứ tư, Phải nâng cao vai trò, tính trách nhiệm của các chủ thể tham gia

công tác đánh giá;

Thứ năm, Việc đánh giá CCCX theo tiêu chí, phƣơng pháp nào thì cũng

phải đảm bảo các nguyên tắc đánh giá công chức, đó là phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cần làm rõ ƣu điểm, khuyết điểm tồn tại hạn chế về phẩm chất, năng lực trình độ của cán bộ, công chức viên chức bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã nghiên cứu và cơ sở khoa học về công tác đánh giá CCCX. Trình bày rõ khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm về công chức, CCCX.

Tác giả cũng làm rõ khái niệm và vai trò của đánh giá, đánh giá CCCX; Chủ thể đánh giá CCCX bao gồm: Cá nhân tự đánh giá, tập thể đánh giá, thủ trƣởng trực tiếp đánh giá, khách hàng đánh giá. Nội dung và tiêu chí đánh giá CCCX bao gồm: Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân. Phƣơng pháp đánh giá: Phƣơng pháp “Quản lý bằng mục tiêu”; Phƣơng pháp đánh giá dựa trên hành vi; Phƣơng pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm; Phƣơng pháp đánh giá thông qua báo cáo; Phƣơng pháp đánh giá theo quy trình 360 độ; Phƣơng pháp đánh giá theo nhận xét; Phƣơng pháp phỏng vấn; Phƣơng pháp bình bầu. Nguyên tắc của việc đánh giá CCCX.

Để làm cơ sở khoa học nghiên cứu chƣơng 2, trong chƣơng 1 tác giả cũng đƣa ra quy trình đánh giá CCCX. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá CCCX bao gồm: Yếu tố thể chế nhà nƣớc quy định về đánh giá công chức, mục đích của việc đánh giá, năng lực của chủ thể tiến hành đánh giá, vai trò và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong đánh giá, nhận thức của CCCX về công tác đánh giá, không khí dân chủ trong đơn vị, sự hoàn thiện của nội dung tiêu chí và phƣơng pháp đƣợc lựa chọn để đánh giá. Nghiên cứu kinh nghiệm đánh giá CCCX ở một số địa phƣơng nhƣ Đà Nẵng, Quảng Bình tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Lào Cai nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đội ngũ CCCX trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu chƣơng 1 làm căn cứ khoa học để tác giả phân tích thực trạng về đánh giá cán bộ CCCX tỉnh Lào Cai ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đƣờng sắt và 345 km theo đƣờng bộ: Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với 203 km đƣờng biên giới.

Các đơn vị hành chính: Lào Cai hiện nay bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện gồm: Thành phố Lào Cai (gồm 12 phƣờng và 5 xã), huyện Bảo Thắng (3 thị trấn và 12 xã), huyện Bảo Yên (1 thị trấn và 17 xã), huyện Bát Xát (1 thị trấn và 22 xã), huyện Bắc Hà (1 thị trấn và 20 xã), huyện Mƣờng Khƣơng (1 thị trấn và 20 xã), huyện Sa Pa (1 thị trấn và 17 xã), huyện Si Ma Cai (13 xã), huyện Văn Bàn (1 thị trấn và 22 xã). Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị hành chính cấp xã gồm 12 phƣờng, 9 thị trấn và 143 xã.

Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Tình hình phân bố và sử dụng đất: Đất nông nghiệp: 76.930 ha. Đất lâm nghiệp: 307.573 ha. Đất ở: 3.307 ha; Đất chuyên dùng: 31.330 ha; Đất chƣa sử dụng và sông suối, núi đá: 219.249 ha.

Tài nguyên nƣớc: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc đƣợc phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ.

Tài nguyên rừng: Rừng: 307.573 ha. Thực vật rừng rất phong phú cả về số lƣợng loài và tính điển hình của thực vật.

Tài nguyên khoáng sản: Tới nay đã phát hiện đƣợc 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã đƣợc thăm dò, đánh giá trữ lƣợng, chất lƣợng thuộc loại quy mô lớn nhất nƣớc [5].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2015 ƣớc tính tăng 10,81% so với năm 2014. Mức tăng trƣởng năm nay cao hơn mức tăng 10,12% của năm 2013 và mức tăng 10,7% của năm 2014 qua đó cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 10,81% mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,09%, cao hơn mức 3,76% của năm 2014, đóng góp 1,09 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,91%, thấp hơn mức tăng 17,49% của năm trƣớc, đóng góp 4,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,2%, đóng góp 3,35 điểm phần trăm; Thuế sản phẩm tăng 13,42% đóng góp 1,47 điểm phần trăm vào mức tăng trƣởng chung.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng thấp nhất với 7,09%, nhƣng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 1,09 điểm phần trăm; ngành nông nghiệp mặc dù tăng ở mức 7,5% nhƣng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm 84,15%) nên đóng góp 1,01 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 10,07%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 17,75% so với năm trƣớc, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,53%, đóng góp 1,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trƣởng chung.

Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất giƣờng tủ bàn ghế... là những ngành có đóng góp lớn vào tăng trƣởng với chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 15%. Ngành khai khoáng tăng 12,88%, có đóng góp của quặng kim loại và khai khoáng khác. Ngành xây dựng tăng

8,95%, tăng hơn so với mức 8,11% của năm 2014, chủ yếu do đóng góp của ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng 13,27%.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trƣởng chung nhƣ sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, đạt mức tăng 13,24% so với năm 2014, đóng góp 0,84 điểm phần trăm vào mức tăng trƣởng chung; Vận tải, kho bãi tăng 14,15%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 11,08%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; hoạt động lƣu trú và ăn uống tăng 13,81%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng trƣởng chung...

Cơ cấu kinh tế năm nay tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,39%; khu vực dịch vụ chiếm 38,18%; thuế sản phẩm chiếm 11,38%

Dân số: Dân số trung bình năm 2015 toàn tỉnh ƣớc tính 674,53 nghìn ngƣời, tăng 1,41% so với năm 2014, bao gồm dân số thành thị 154,928 nghìn ngƣời, chiếm 22,97%; dân số nông thôn 519,602 nghìn ngƣời, chiếm 77,03%; dân số nam 340,88 nghìn ngƣời, chiếm 50,54%; dân số nữ 333,65 nghìn ngƣời chiếm 49,46%.

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh ƣớc tính đến thời điểm 01/01/2016 là 466,34 nghìn ngƣời, tăng 8,2 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm trƣớc, trong đó lao động nam chiếm 49,82%; lao động nữ chiếm 50,18%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ƣớc tính 427,11 nghìn ngƣời, tăng 3,51% so với năm 2014. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 70,98% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 7,5%; khu vực dịch vụ chiếm 21,53%.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới đƣợc triển khai đồng bộ và đạt đƣợc nhiều kết quả: Ƣớc đến hết năm 2015 toàn tỉnh đã đào tạo đƣợc 15.681 ngƣời trong đó: cao đẳng, trung cấp nghề: 2.782 ngƣời; Sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng: 12.899 ngƣời; Trong năm giải quyết việc làm cho 12.170 lao động trong đó lao động nữ là 5.890 ngƣời [5]

* Đánh giá chung: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá công chức cấp xã: Vị trí địa lý có đường biên giới với Trung Quốc, và nhiều tỉnh trong cả nước là cửa ngõ quan trọng giúp Lào Cai giao lưu học hỏi kinh nghiệm việc đánh giá CCCX trên thế giới và các tỉnh lân cận. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ, được đào tạo cơ bản là cơ hội để lựa chọn những nhân tài phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Hạn chế: Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị hành chính cấp xã gồm 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã với đường biên giới dài nên cần lực lượng CBCC lớn. Nguồn nhân lực ở cấp xã có trình độ cao, được đào tạo cơ bản về đánh giá CCCX chiếm thiểu số nên để có thể đánh giá CCCX khách quan, toàn diện còn bất cập.

2.2. Khái quát về đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Lào Cai

2.2.1. Về số lượng và cơ cấu

Tỉnh Lào Cai có 9 huyện/thành phố bao gồm: 01 thành phố Lào Cai và 08 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà với 164 xã, phƣờng, thị trấn. Tỉnh Lào Cai đƣợc chia làm 3 khu vực: Khu vực I là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi; khu vực II là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tƣơng đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã đƣợc đáp ứng tƣơng đối tốt; Khu vực III là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.

Số lƣợng: Theo số liệu báo cáo rà soát, đánh giá cuối năm 2014 từ các huyện, thành phố thì đội ngũ CCCX trên địa bàn tỉnh Lào Cai có tổng số 1.969 ngƣời/2057 biên chế đƣợc giao (đơn vị nhiều nhất 15 ngƣời, ít nhất là 10 ngƣời). Trong đó: CCCX là nam giới có 1.321 ngƣời, CCCX là nữ giới có 648 ngƣời

chiếm 32,9% tổng số CCCX. CCCX là ngƣời dân tộc thiểu số 1.103 ngƣời chiếm 56% tổng số CCCX.

Cơ cấu: Theo quy định tại Điều 61, Luật CBCC thì CCCX bao gồm 7 chức danh cụ thể nhƣ sau: Trƣởng Công an; Chỉ huy trƣởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tƣ pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. CCCX do cấp huyện quản lý.

Bảng 1: Số lƣợng chức danh công chức cấp xã tỉnh Lào Cai

STT Chức danh CCCX Số lƣợng

1 Trƣởng Công an xã 142

2 Chỉ huy trƣởng Quân sự 159

3 Văn phòng - thống kê 407

4 Địa chính - xây dựng - đô thị và môi

trƣờng (phƣờng/thị trấn) 131

5 Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và

môi trƣờng (xã) 269

6 Tài chính - kế toán 245

7 Tƣ pháp - hộ tịch 304

8 Văn hóa - xã hội 312

Tổng cộng 1.969

Ghi chú: Trưởng Công an xã (không bao gồm công an chính quy ở phường và Thị trấn)

2.2.2. Về trình độ

Đội ngũ CCCX tỉnh Lào Cai nhìn chung có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nƣớc khá cao; Hầu hết đều biết cơ bản tin học và biết tiếng dân tộc thiểu số. Theo báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ CCCX thì chất lƣợng đội ngũ CCCX của tỉnh Lào Cai đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CCCX không chỉ đƣợc lãnh đạo các xã, huyện quan tâm bồi dƣỡng mà còn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng; kết quả học tập chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá thực hiện các chính sách CCCX khác. Năm 2014, số lƣợng CCCX có xu hƣớng tăng lên, thể hiện: Chƣa đào tạo, bồi dƣỡng 463 ngƣời chiếm 23,5%; Bồi dƣỡng theo chức danh 384 ngƣời chiếm 19,5%; Bồi dƣỡng công tác xây dựng Đảng 12 ngƣời, chiếm 0,6%; Sơ cấp và tƣơng đƣơng 839 ngƣời chiếm 42,6 %; Trung cấp trở lên 271 ngƣời chiếm 13,8 %; (tuy nhiên tiêu chuẩn đối với CCCX chỉ yêu cầu qua chƣơng trình bồi dƣỡng LLCT), không quy định đào tạo trình độ Chính trị.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Chƣa đào tạo hoặc mới qua bồi dƣỡng chiếm 1,8%; Sơ cấp và tƣơng đƣơng chiếm 2,5%; Trung cấp chiếm 64,2%; Cao đẳng và đại học chiếm 31,5%. Trong những năm qua đội ngũ CCCX tỉnh Lào Cai không ngừng đƣợc nâng cao về trình độ, bằng cấp chuyên môn, thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ %

Cao đẳng và đại học 620 31,5

Trung cấp 1.264 64,2

Sơ cấp và tƣơng đƣơng 49 2,5

Chƣa đào tạo hoặc mới qua bồi dƣỡng 36 1,8

Tổng 1.969 100

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thực trạng cán bộ CCCX tỉnh Lào Cai)

Nhìn chung trình độ chuyên môn của đội ngũ CCCX của tỉnh Lào Cai ngày càng đƣợc nâng cao, tuy nhiên số lƣợng CCCX có trình độ đại học chƣa nhiều, hơn nữa trên thực tế hầu hết CCCX đều học hệ đại học tại chức hoặc các chƣơng trình liên thông, liên kết số lƣợng CCCX có bằng đại học chính quy không cao, chủ yếu là công chức trẻ.

Bên cạnh đó, ngoài việc tham gia các chƣơng trình đào tạo, các hệ đào tạo đội ngũ CCCX của tỉnh cũng chủ động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn bằng nhiều cách nhƣ thƣờng xuyên đi cơ sở trò chuyện, trao đổi với công dân để chủ động nắm bắt tình hình thực tế, thƣờng xuyên tham khảo ý kiến về lĩnh vực chuyên môn từ các phòng, ban phụ trách của huyện.

Trình độ quản lý nhà nƣớc: Bồi dƣỡng QLNN theo chức danh chiếm 62,9%; bồi dƣỡng QLNN về kinh tế chiếm 2,3%; bồi dƣỡng kỹ năng đại biểu HĐND chiếm 26,0%, đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3: Trình độ quản lý nhà nƣớc

Trình độ Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ %

Bồi dƣỡng QLNN theo chức danh 1.238 62,9

Bồi dƣỡng QLNN về kinh tế 46 2,3

Bồi dƣỡng kỹ năng đại biểu HĐND 512 26

Tổng 1.969 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã tỉnh lào cai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)