Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

1.2.2.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó các định nghĩa về cải cách hành chính không hoàn toàn giống nhau. Có thể hiểu cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công...) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

Cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính nhằm “đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan, đơn vị khác; giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc” [3,tr.1].

Cải cách TTHC là quá trình rà soát, đánh giá để loại bỏ những bước, những thủ tục bất hợp lý, không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới theo quy định của pháp luật và triển khai thực hiện công khai, minh bạch tất cả các TTHC bằng các hình thức thích hợp.

1.2.2.2. Ý nghĩa cải cách thủ tục hành chính

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến nay, đã hơn 30 năm đổi mới, thu được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, đầu tư nước ngoài tăng cao...Cùng với đó, nền hành chính nhà nước nói chung và thủ tục hành chính nói riêng cũng dần được hoàn thiện, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.

Những hạn chế, yếu kém của TTHC nước ta đòi hỏi nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho người dân và cho tổ chức. Thủ tục gồm nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, không rõ ràng,... Chính những hạn chế yếu kém đó đã gây nhiều phiền hà, bức xúc cho người dân và tổ chức trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân trong và ngoài nước, giảm năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài; gây ra tệ nạn quan liêu, cửa quyền, hách dịch, tạo thuận lợi cho tham nhũng, giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.

Chính vì vậy, cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh

bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.

Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống hành chính phát triển.

Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính với việc thực hiện mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” để tập trung giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm tạo ra sự phối kết hợp giữa các phòng ban, các cơ quan có liên quan, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân nhanh chóng.

Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm tiền của, xây dựng được môi trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức phát huy tối đa quyền và nghĩa vụ của mình, bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, chuyên nghiệp hóa nên phần nào bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, tham nhũng khiến bộ máy ngày càng trong sạch hơn.

1.2.2.3. Mục tiêu và nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính

Với mục tiêu xóa bỏ những TTHC còn rườm rà, chồng chéo, phức tạp; xây dựng và thực hiện việc giải quyết TTHC theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, thống nhất, tạo thuận lợi cho người dân và tổ chức khi có yêu cầu giải quyết công việc. Vừa có tác dụng ngăn ngừa tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu,

đồng thời bảo đảm được trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước; giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật của nhà nước.

Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước và đặc biệt là cải cách TTHC nhà nước. Ngày 08 tháng 11 năm 2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30C/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trọng tâm của công tác cải cách TTHC trong giai đoạn 2011 – 2020 bao gồm những nội dung cơ bản liên quan đến TTHC sau:

“- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)