Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ tạo ra một phương thức vận hành một cách thông suốt, hiệu quả của bộ máy; giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ một cách tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, các bước thực hiện cơ chế được triển khai trên môi trường điện tử nhằm đảm bảo yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là công khai, đơn giản và hiệu quả. Việc tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả lúc này không còn phải ghi bằng tay vào sổ nữa mà thay vào đó là nhập dữ liệu vào máy tính, cán bộ của các phòng ban chuyên môn đã có thể dễ dàng theo dõi và quản lý hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý của mình một cách chặt chẽ từ máy tính được nối mạng. Do vậy, cần phải có sự đầu tư về máy móc như máy tính có kết nối mạng, máy in, máy fax, các phần mềm chuyên dụng…và đào tạo đội ngũ CB,CC có đủ trình độ sử dụng các phần mềm điện tử vào trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Tiểu kết chương 1
Quá trình CCHC nhà nước đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp và cơ chế mới, trong đó có cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở cấp huyện đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đồng thời phải được trải nghiệm trong thực tế để có đánh giá, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. Trong nội dung chương 1 này tác giả đã trình bày khái niệm, nguyên tắc thực hiện, phạm vi, vai trò cũng như quy trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề ra các giải pháp ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONGCẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBNDQUẬN